Cùng với 34 bang ở Mỹ, quận Columbia đã tham gia vào vụ kiện và cáo buộc rằng công ty đã cố tình hạ hiệu năng của các mẫu iPhone cũ với lý do dung lượng pin bị suy giảm. Tổng chưởng lý Mark Brnovich của bang Arizona cho tuyên bố, “Big Tech (các tập đoàn công nghệ lớn) phải ngừng thao túng người tiêu dùng và công khai toàn bộ sự thật về các hoạt động và sản phẩm của họ. Tôi cam kết đảm bảo rằng các công ty công nghệ này phải chịu trách nhiệm nếu họ cố tình che giấu sự thật với người dùng”.
Ngoài khoản tiền phạt 113 triệu USD, Apple sẽ được yêu cầu làm rõ cách họ đối phó với tình trạng pin xuống cấp cũng như quản lý pin cho người dùng, qua các kênh trực tuyến và trên chính thiết bị của Apple.
Vụ bê bối được khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2017 khi người dùng nhận thấy rằng hiệu suất của điện thoại cũ của họ bị ảnh hưởng khi cài đặt và chạy các phiên bản iOS mới hơn. Vào tháng 12 năm đó, Apple đã thừa nhận hành vi này và giải thích rằng công ty đã làm như vậy để ngăn các thiết bị cũ tắt nguồn đột ngột do pin xuống cấp. Sau đó nhiều người dùng đã yêu cầu công ty đưa ra lời xin lỗi chính thức và hoàn tiền cho họ.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa ngăn được các vụ kiện liên quan đến vụ bê bối về pin iPhone. Vào tháng 3 vừa rồi Apple đã giải quyết một vụ việc tương tự với khoản tiền đền bù 500 triệu USD cho người dùng và khoản tiền phạt 25 triệu USD cho các cơ quan quản lý của Pháp.