Thứ 3 vừa rồi (16/8), trong chuyến thăm thứ 2 của vị CEO này tại
Đây là động thái mới nhất trong số hàng loạt đầu tư chiến lược của Apple tại Trung Quốc. Tháng 5, gã khổng lồ Cupertino tuyên bố mua 1 tỷ USD cổ phiếu của công ty chia sẻ phương tiện Didi Chuxing, một khoản đầu tư các nhà phân tích cho rằng xuất phát từ mục đích chính trị. Động thái này đã củng cố thêm sức mạnh của Didi, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh và là đối thủ lớn của nhiều hãng chia sẻ phương tiện khác của Mỹ.
Năm 2013, báo chí thuộc quản lý của chính phủ Trung Quốc chỉ trích chế độ bảo hành của công ty và cho rằng Apple bán những chiếc iPhone cũ với các linh kiện tái sử dụng cho khách hàng của quốc gia này. Năm 2014, sau khi xuất hiện thông tin Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ theo dõi các lãnh đạo Trung quốc, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc mô tả iPhone như một “hiểm họa an ninh quốc gia”. Đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã chặn dịch vụ iBooks và iMovies của Apple tại quốc gia này do “lo ngại về nguy cơ an ninh”.
Thêm vào đó, vào tháng 6, Văn phòng Sở hữu trí tuệ Bắc Kinh, Trung Quốc cho rằng iPhone 6 và iPhone 6 Plus nhái thiết kế của một bằng sáng chế do công ty Trung Quốc Shenzhen Baili sở hữu.
Tuy nhiên, mối quan hệ của Apple với chính phủ có vẻ đang được cải thiện. Cook đã đưa ra lời xin lỗi sau cáo buộc gian lận chính sách bảo hành, công khai đăng tải một lá thư cam kết sẽ tiến hành những “cải tiến về dịch vụ sửa chữa” và một “chính sách trong sạch và chính xác hơn”. Rất nhiều những cuộc họp vào tháng 5 giữa Cook và “các lãnh đạo cao cấp của chính phủ và Đảng” cũng được mô tả là “có hiệu quả”, theo nguồn tin của Reuters.
Đây là một động thái cân bằng cho cả 2 bên. Việc sản xuất tại Trung Quốc của Apple “trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công ăn việc làm cho 10.000 lao động”, theo eWeek. Trong khi đó Apple lại mong muốn tăng doanh số tại thị trường tiềm năng này. Doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 1/3 trong quý tài chính vừa rồi trong khi các đối thủ tại Trung Quốc như Huawei, Oppo và Vivo tăng thêm tổng cộng 47%.