Apple muốn dựa vào iPhone để thúc đẩy doanh thu dịch vụ

Apple muốn dựa vào iPhone để thúc đẩy doanh thu dịch vụ
Tạp chí Nhịp sống số - Apple đang gặp phải những khó khăn do doanh số iPhone không còn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, \'nhà táo\' đã tìm ra được cách để kiếm lợi nhuận từ chính những người dùng iPhone.

Theo PhoneArena, nhiều nguồn tin đều chỉ ra rằng kính thực tế ảo tăng cường (AR) đang là mục tiêu lớn tiếp theo của công ty, nhưng ở hiện tại Apple vẫn tiếp tục tập trung vào mảng dịch vụ liên quan đến iPhone.

Điều này được CEO Tim Cook tiếp tục nhắc lại trong cuộc họp cổ đông hôm 1.3 vừa qua, khi công ty đang trên đường đạt mục tiêu 50 tỉ USD doanh thu dịch vụ vào năm 2020. Con số này tăng gấp đôi so với 25 tỉ USD mà bộ phận này thu được vào năm 2016.

Theo dữ liệu danh sách công việc mà Thinknum thu thập, từ năm 2016 đến quý 3/2018 Apple chỉ tuyển dụng nhân viên tập trung vào kỹ thuật phần cứng, thì đến quý cuối cùng của năm 2018 Apple lại đăng tuyển nhiều vị trí cho phần mềm hơn là phần cứng. Kết thúc tháng 2.2019, công nghệ phần mềm tiếp tục là trọng tâm trong danh sách công việc của Apple.

Với lượng người dùng iPhone cơ sở đạt 900 triệu, giờ đây Apple đang muốn tập trung vào một cách kiếm tiền mới từ chính những người đã mua và sử dụng iPhone. Hiện tại, Apple đang muốn các nhà lập trình tạo ra nhiều ứng dụng mới lạ trên iPhone, để tăng thêm doanh thu.

Ngoài ra, Apple đang tìm cách thêm nhiều dịch vụ thuê bao để tăng doanh thu dịch vụ. Hãng có kế hoạch công bố gói thuê bao Apple News, bao gồm dịch vụ tạp chí Texture mà Apple đã mua lại vào năm ngoái. Điều này dự kiến sẽ được công bố tại sự kiện báo chí tiếp theo của Apple vào ngày 25/3 tới.

Bên cạnh đó, cuối năm nay, công ty cũng dự kiến sẽ ra mắt một dịch vụ phát video trực tuyến như là đối thủ cạnh tranh với Netflix.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.