ATTT mạng là điều kiện then chốt, tiên quyết để phục vụ chuyển đổi số

ATTT mạng là điều kiện then chốt, tiên quyết để phục vụ chuyển đổi số
Tạp chí Nhịp sống số - Đó là nhận định được ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT đưa ra tại lễ công bố và trao tặng danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020. Sự kiện do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức.

Hôm nay (18/11/2020), Lễ công bố và trao tặng danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện nhằm vinh danh các doanh nghiệp an toàn thông tin (ATTT) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ ATTT “Make in Vietnam”. 

Ông  Nguyễn Thành Hưng - Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA

Ông  Nguyễn Thành Hưng - Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA - cho biết: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT-TT, vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia. Năng lực bảo đảm ATTT của đất nước dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và hệ sinh thái ATTT do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Vì thế, để góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các các sản phẩm, dịch vụ ATTT của Việt Nam, từ năm 2015 VNISA đã đồng hành cùng doanh nghiệp ATTT trong chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ ATTT xuất sắc, tiêu biểu. Năm 2020, chương trình được đổi tên thành chương trình bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng”. Từ 1 hạng mục bình chọn năm 2015, năm nay chương trình đã đưa ra 5 hạng mục, với sự tham gia của nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ATTT Việt Nam. 

Theo đại diện Ban tổ chức, số lượng hồ sơ sản phẩm, dịch vụ và giải pháp đăng ký tham gia đã tăng gần gấp đôi so với năm 2019. Qua 2 tháng nghiên cứu hồ sơ và thẩm định kỹ nội dung trên thực tiễn, VNISA đã quyết định trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” cho 45 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của 17 doanh nghiệp theo 5 hạng mục. Cụ thể, danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 được trao cho 7 “Sản phẩm ATTT chất lượng cao xuất sắc”, 12 “Sản phẩm ATTT triển vọng xuất sắc”, 15 “Dịch vụ ATTT tiêu biểu”, 6 “Giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số” và 5 “Giải pháp hóa đơn điện tử an toàn”.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT - cho biết: Bộ TT&TT xác định ATTT mạng là điều kiện then chốt, tiên quyết để phục vụ chuyển đổi số. Trong vấn đề an toàn an ninh mạng, vấn đề làm chủ công nghệ cũng được xác định là yếu tố căn cơ, then chốt. Bộ TT&TT cùng với VNISA luôn đặt ra mục tiêu phát triển kép là chúng ta làm chủ công nghệ, giải pháp, sản phẩm an toàn an ninh mạng trong nước và từ đó vươn ra thị trường toàn cầu. Trong những năm qua, VNISA đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ DN trong lĩnh vực này một cách có hiệu quả. Hiệp hội cũng là cầu nối giữa DN và cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với Bộ TT&TT. Những kết quả hoạt động của Hiệp hội trong thời gian vừa qua đã góp phần tích cực thúc đẩy lĩnh vực ATTT mạng của Việt Nam. 

"Như thông tin từ Ban tổ chức, có 56 sản phẩm đến từ 18 DN tham dự, số lượng sản phẩm tăng hơn năm ngoái 87%. Đây là tín hiệu đáng mừng, chất lượng sản phẩm cũng cao hơn năm trước. Thông qua hoạt động của chương trình sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ nội địa, tạo niềm tin cho người sử dụng, qua đó mở rộng thị trường cho DN", ông Dũng nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, vẫn còn nhiều bài toán về sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng trong nước cần giải quyết. Ví dụ, các xã, DN vừa và nhỏ triển khai chuyển đổi số xã thông minh có nhu cầu thiết bị tường lửa để bảo vệ mạng nội bộ, người dân của chính xã đó nhưng các giải pháp hiện có trên thị trường khá đắt. Nếu như chúng ta mua 1 firewall cỡ 500 triệu đồng cho 1 xã thì sẽ khó nên các xã Việt Nam triển khai firewall, ứng dụng CNTT thực sự cần 1 firewall cho DN vừa và nhỏ với mức giá 20 – 50 triệu đồng. Việt Nam có thị trường lớn khi có 1000 xã như vậy.

Sản phẩm ATTT chất lượng cao xuất sắc

STTTÊN SẢN PHẨM/ GIẢI PHÁPTÊN TỔ CHỨC/ DOANH NGHIỆP
 1Giải pháp Tường lửa ứng dụng Web (VCS-SWP)Công ty An ninh mạng Viettel
 2Giải pháp Giám sát bất thường trên máy trạm (VCS-aJiant)Công ty An ninh mạng Viettel
 3Giải pháp Giám sát an ninh mạng (VCS-CyM)Công ty An ninh mạng Viettel
 4Giải pháp giám sát và phòng thủ an toàn thông tin CMCCông ty TNHH an ninh an toàn thông tin CMC
 5Hệ thống giám sát và điều hành An ninh mạng Bkav eEyeCông ty Cổ phần BKAV
 6Giải pháp Giám sát lớp mạng (VCS-NSM)Công ty An ninh mạng Viettel
 7Giải pháp Phòng chống mã độc và quản trị tập trung CMDDCông ty TNHH an ninh an toàn thông tin CMC

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.