“Bình thường mới” và cơ hội cho TMĐT xuyên biên giới

“Bình thường mới” và cơ hội cho TMĐT xuyên biên giới
Tạp chí Nhịp sống số - Trên thế giới, nền kinh tế cũng như cuộc sống hàng ngày đang dần hồi phục và dịch chuyển sang một trạng thái “bình thường mới” hậu COVID-19. Theo các chuyên gia, đây cũng là cơ hội để chúng ta thấy được sự quan trọng của các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ cũng như việc tận dụng những lợi thế từ toàn

Nắm bắt các cơ hội xuyên biên giới

Chia sẻ về điều này, ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Úc và New Zealand - Giám đốc mảng Dịch vụ Khách hàng của Amazon Singapore (Amazon.sg) nhận định: “Cuộc khủng hoảng toàn cầu một lần nữa đã củng cố niềm tin rằng chúng ta cần hợp tác chặt chẽ và suy nghĩ lại về mức độ quan trọng của việc tận dụng những lợi thế từ toàn cầu hoá với tầm nhìn dài hạn hơn. Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng trên toàn cầu,

 thương mại điện tử, Amazon, TMĐT, Amazon Global Selling, TMĐT xuyên biên giới,

Đại diện Amazon cũng cho biết, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nền tảng thương mại trực tuyến này đã nhanh chóng cập nhật các chính sách và hướng dẫn cụ thể các quy trình của Amazon cho người bán hàng. Trong đó có thể kể đến chương trình miễn giảm một phần phí lưu kho trong dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng của Amazon (Fulfillment by Amazon - FBA) hay chương trình Tự hoàn thiện đơn hàng (Merchant Fulfilled Network - MFN)… Các chính sách này áp dụng đối với người bán hàng của Amazon trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, Amazon thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn và đào tạo trực tuyến, tập trung chia sẻ thông tin về dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng Amazon (FBA), quy trình đăng ký tài khoản, các công cụ hỗ trợ quảng cáo và phát triển thương hiệu. Đồng thời, nền tảng này cũng phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để cung cấp đầy đủ thông tin và kiến thức, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt nắm bắt các cơ hội xa hơn và phát triển tiềm năng thương mại điện tử.

Hậu khủng hoảng sẽ là phát triển vượt bậc

Một báo cáo gần đây được công bố bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận định: “Đại dịch COVID-19 đã chứng minh thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.”

Nhiều quốc gia cũng khởi xướng các chính sách liên quan để đẩy mạnh phát triển ngành thương mại điện tử. Trong đó, có thể kể đến Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 431/QĐ-TTg, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát giao dịch và tăng tốc độ thông quan hàng hóa. Cùng với đó Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 08/06 vừa qua và dự kiến có hiệu lực từ tháng 8/2020, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế nội địa, với 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU được xóa bỏ. Những biện pháp này sẽ củng cố niềm tin của doanh nghiệp vào sự phát triển vượt bậc trong tương lai của ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển bền vững với những cơ hội này, các nhà kinh doanh cần có một tư duy toàn cầu, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm để nhận được sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.