Bộ GTVT triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Bộ GTVT triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
Tạp chí Nhịp sống số - Bộ Giao thông Vận tải vừa khai trương dịch vụ công trực tuyến tham gia cơ chế một cửa quốc gia và hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đường thủy nội.

Theo đó, kể từ ngày 16/12/2015,


Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao sự nỗ lực của Trung tâm công nghệ thông tin, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để sớm kết nối với cổng thông tin quốc gia, thực hiện tiếp nhận, giải quyết trực tuyến thủ tục hành chính công lĩnh vực đường thủy. Bộ trưởng chỉ đạo các ban ngành Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà nước.

Trong số 21 thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vạn tải hiện có 3 dịch vụ công trực tuyến mức 4 thuộc phạm vi giải quyết của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Được biết, cả 25 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trong lĩnh vực đường thủy nội địa đều do liên danh Hanel - DTT triển khai thực hiện.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ DTT, các dịch vụ công trực tuyến này được xây dựng trên nền tảng nguồn mở phát triển chính quyền điện tử OEP. Sau 6 tháng khảo sát, xây dựng và triển khai, các dịch vụ công khai trương, phục vụ cho các đối tượng: Công dân và doanh nghiệp; các cán bộ thuộc các phòng ban thuộc cục đường thủy VN, các cảng vụ đường thủy, các Sở GTVT và các trường đào tạo về đường thủy.


Bộ Trưởng Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo Bộ GTVT bấm nút khai trương dịch vụ

Nền tảng chính phủ điện tử nguồn mở (Open Egov Platform) của Liên danh Hanel DTT  đã được giới thiệu ngày 29/8/2014. Đây là giải pháp Chính phủ điện tử dựa trên hệ sinh thái mở, giải pháp nền tảng nguồn mở duy nhất hiện nay tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng. Trước đó, nền tảng này đã được ứng dụng thành công tại TP. Đà Nẵng, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và  TP. Hà Nội.

Việc xây dựng và triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, cũng hạn chế tiếp xúc trực tiếp của người tham gia thực hiện thủ tục hành chính vào hệ thống nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh tiêu cực.

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.