Thứ Hai vừa qua, một nhóm nghiên cứu tại Đại học MIT tuyên bố rằng họ đã phát triển một phương pháp mới giúp các bóng đèn sợi đốt “cổ đại” có hiệu quả cao hơn nhiều lần hiện tại.
Bóng đèn sợi đốt, với điểm đặc trưng là có một sợi vonfram được đốt nóng tới phát sáng bởi hai chân nối, với hiệu năng cực thấp so với điện năng sử dụng (chỉ 5% điện năng được biến thành quang năng), còn lại, số điện năng này bị biến thành nhiệt năng và lan ra khắp bóng đèn, được gọi là “nhiệt năng rác”.
Trong báo cáo của mình trên tờ Nature Nanotechnology, nhóm nghiên cứu đã miêu tả về phương pháp tăng hiệu năng như sau: họ phủ quanh bóng đèn một lớp màng lọc thủy tinh, cho phép ánh sáng thoát ra ngoài, tuy nhiên lớp phủ sẽ phản chiếu các sóng hồng ngoại ngược trở lại sợi đốt. Việc phản chiếu lại các sóng hồng ngoại này trở lại sợi đốt sẽ làm cho nhiệt độ của sợi đốt cao hơn, mang lại ánh sáng cao hơn mà không sử dụng thêm điện năng.
Hiện tại, bóng đèn này mới đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cho biết mẫu thử của họ đang có hiệu năng sử dụng tương đương với các bóng đèn LED và CFL hiện có trên thị trường.