Brexit khiến các nhà đầu tư công nghệ "né" thị trường Anh

Brexit khiến các nhà đầu tư công nghệ
Tạp chí Nhịp sống số - Các nhà đầu tư công nghệ đang tìm kiếm các tài sản đầu tư an toàn ngoài Anh sau khi người dân nước này quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.

Giới đầu tư công nghệ châu Âu “né” thị trường Anh
Giới đầu tư công nghệ châu Âu “né” thị trường Anh.

"Brexit" đang trở thành một xu thế lan rộng với việc các công ty công nghệ truyền thống có tên tuổi trong lĩnh vực chế tạo phần cứng, phần mềm hay dịch vụ đang để mất thị phần vào tay các công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây Internet, trong bối cảnh chi tiêu doanh nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng chuyển hướng sang các dịch vụ trực tuyến và điện thoại di động.

Cùng với làn sóng chuyển tài sản đầu tư ra ngoài Anh, danh mục đầu tư từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tiếp cũng chuyển sang những dịch vụ liên quan tới mạng Internet; và những công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh trên toàn cầu có thể hưởng lợi từ việc đồng bảng giảm giá.

Giới đầu tư cũng tránh xa các doanh nghiệp sản xuất phần cứng hay công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có hoạt động kinh doanh quy mô lớn tại thị trường nước Anh, do quan ngại bị thua thiệt sau khi đồng bảng giảm mạnh do Brexit.

Theo ông Ben Rogoff, nhà quản lý quỹ của Polar Capital tại London (nước Anh), hiện có nhiều doanh nghiệp đang coi Brexit như một lý do hợp thời để giải thích cho những khó khăn của họ.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ trong quý II/2016 bắt đầu được công bố từ nay cho đến tháng 8/2016. Chỉ số công nghệ châu Âu STOXX đã giảm 10% sau khi ngày 23/6 (ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại nước Anh về Brexit), song kể từ đó đã tăng 6,6%.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm 10,5% do tác động tiêu cực của tăng trưởng doanh số điện thoại thông minh toàn cầu giảm tốc và những lo ngại về hiện trạng kinh tế thế giới.

 

Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2025, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, nhất là dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và công nghệ có giá trị cao như: Công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, logistics…