Nhưng sau đó, tất cả tá hỏa rằng, sự việc đó diễn ra trong một game chiến thuật mà Facebooker nọ chơi và những người chia sẻ "tẽn tò" cảm thấy tức giận, quay ra chỉ trích dữ dội người đã đăng thông tin trước đó. Câu chuyện diễn ra trên mạng xã hội Facebooker nói trên là một trong vô số các ví dụ về tình trạng người dùng sử dụng chức năng chia sẻ (share) "vô tội vạ" mà không để ý đến toàn bộ nội dung của bài post.
"Mọi người sẵn sàng chia sẻ một bài báo hơn là đọc nó. Đây là điển hình của việc thu nhận thông tin hiện đại. Mọi người hình thành một quan điểm cá nhân dựa trên một bản tóm tắt, hoặc một bản tóm tắt của bản tóm tắt, mà không nỗ lực để đi sâu tìm hiểu hơn" - Đồng tác giả nghiên cứu Arnaud Legout cho biết.
Điểm thú vị nhất của nghiên cứu đó là những thói quen share vô tội vạ mà không đọc kỹ bài đã dẫn đến sự bùng nổ của các share bait (Chia sẻ những nội dung câu view), sự lớn mạnh của BuzzFeed (Trang chia sẻ thông tin từ các mạng xã hội như Facebook, Twitter.. để quảng bá các bài viết và video.). Thói quen và sự lớn mạnh của các hình thức truyền thông trên mạng xã hội nói trên đã góp phần giải thích sự uế tạp, vô đạo đức và suy đồi văn hóa trên internet mà người ta đề cập đến hiện nay. Nó giải thích cho lý do mà những nội dung chưa được kiểm chứng gần đây lây lan với tốc độ chóng mặt: Bắt được tiên cá ở Quảng Nam; Việt Nam xuất hiện dịch Ebola hay các chia sẻ về những hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp (trong số đó đa phần là thông tin lừa đảo, câu view) v.v…
Và, hãy share và comment khi đã đọc và tìm hiểu kỹ những thông tin trên mạng xã hội. Nếu không, một ngày nào đó chính bạn sẽ trở thành nạn nhân của những nội dung đen trên internet, kiểu như lên mạng xã hội than thở đau bụng thì sẽ được các bạn bè nhanh nhảu share link: “Đau bụng uống sâm...” và hoan hỉ làm theo... Kết cục thì, hẳn chúng ta đều biết từ chuyện cười mà không cười này!