Chúng ta đánh đổi gì lấy những viên pin smartphone? (Kỳ III)

Chúng ta đánh đổi gì lấy những viên pin smartphone? (Kỳ III)
Tạp chí Nhịp sống số - Cái giá phải trả cho đất nước sản xuất than hàng đầu thế giới là ô nhiễm môi trường, ung thư, ...

"Thành phố than"

Than chì có ở khắp thế giới, nhưng tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), một nơi khá xa xôi gần biên giới Nga, là nguồn than chì lớn nhất.

Stephen A. Riddle, chủ tịch công ty than Asbury Carbons của Mỹ, công ty bắt đầu nhập than chì từ Trung Quốc vào những năm 1970, nói rằng Trung Quốc nắm thị phần than chì lớn nhất chủ yếu nhờ "giá cả, độ tinh khiết và số lượng". Trong khi than chì có ở khắp mọi nơi, nhưng chi phí rẻ của nguồn than chì Trung Quốc khiến các công ty đổ về đây. Mức giá than chì thô ở đây là 550 USD/tấn.

Ngay cổng vào Mashan, một ngôi làng nhỏ đầy bụi gần Jixi ở Hắc Long Giang, có 4 tấm bảng lớn đề dòng chữ "Thành phố Than" (City of Graphite).

Các công ty còn hưởng lợi từ chi phí nhân công rẻ và sự khéo léo của người lao động.

Chẳng hạn, tại một mỏ than mà ông Stephen đã đến thăm vào đầu những năm 1980, công nhân dùng cuốc và xẻng để lấy nguyên liệu – chứ không phải là các máy kéo và các thiết bị hạng nặng khác như ở những nơi khác - và sau đó họ chế biến than chì bằng các thiết bị thủ công.

"Rõ ràng đó là quy trình chế biến, chi phí hoạt động rất rẻ", Riddle nói.

Vào những năm 70, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 1/10 nguồn cung than thế giới. Đến năm 2015, theo khảo sát của Mỹ, Trung Quốc chiếm 2/3 nguồn cung thế giới. Sự phát triển của ngành công nghiệp than, đã gây ra nhiều hậu quả môi trường, đặc biệt vào những năm gần đây.

Than trong không khí, than trong nước

Dù có tên gọi là

 smartphone, pin điện thoại, ô nhiễm môi trường, chế tạo pin,

Gian nan cuộc chiến chống ô nhiễm

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, bầu không khí của Trung Quốc đã trở thành một mối nguy hiểm với sức khỏe. Mỗi năm lại có 1 triệu người Trung Quốc hoặc nhiều hơn thế chết sớm mỗi năm vì ô nhiễm không khí. Một trong những nhóm chất gây ô nhiễm khủng khiếp nhất trong bầu không khí của Trung Quốc là "các hạt vật chất" - bụi, bồ hóng, khói - một thể loại bao gồm các chất gây ô nhiễm không khí thải ra từ các nhà máy than chì.

Trong khi đó, chất lượng nước ở Trung Quốc cũng xuống cấp nghiêm trọng. Theo tổ chức Rủi ro về Nước của Trung Quốc, một tổ chức phi lợi nhuận tổng hợp số liệu từ Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, năm 2015, nguồn nước ngầm bị phân loại là "xấu" hoặc "rất xấu" ở Trung Quốc là trên 60%. Hơn 1/4 các con sông chính ở Trung Quốc bị chính phủ xếp loại là "không thích hợp đối với con người".

Theo một bản tin về khai thác mỏ than chì được đài truyền hình quốc gia CCTV phát, các dòng sông ở Jixi có hàm lượng chì và thủy ngân cao gấp nhiều lần so với mức giới hạn. Tuy nhiên, người ta vẫn không thể nói có bao nhiêu chì và thủy ngân đến từ ngành công nghiệp than.

Một trong những trở ngại chính trong cuộc chiến chống ô nhiễm, theo dân làng, chính là "liên minh ma quỷ" giữa các quan chức chính phủ địa phương và lãnh đạo nhà máy than. Các quan chức chính phủ bảo vệ nhà máy khỏi những kiện cáo liên quan đến môi trường.

Tại 3 trong số 5 ngôi làng mà các phóng viên của Washington Post đã đến hồi tháng Năm và Sáu, một quan chức làng hoặc miễn cưỡng tham dự phỏng vấn hoặc từ chối. Hơn nữa, lãnh đạo nhà máy và các quan chức đôi khi còn cản trở phóng viên nói chuyện với người dân.

Chẳng hạn như sau khi các phóng viên đến nhà máy Haida Graphite ở Pingdu, một nhân viên nhà máy đã nhảy lên xe ô tô để đi theo chiếc taxi chở phóng viên. Taxi dừng lại 2 lần ở trong làng để nói chuyện với người dân. Tại mỗi điểm dừng, người lái xe của nhà máy Haida đều dừng gần và liên tục bấm còi xe inh ỏi, khiến cuộc nói chuyện không thể diễn ra. Khi được hỏi về các phàn nàn ô nhiễm, một quan chức nhà máy Haida đã cáo buộc phóng viên là "gián điệp" và từ chối trả lời câu hỏi.

 smartphone, pin điện thoại, ô nhiễm môi trường, chế tạo pin,

Nhu cầu pin lithium-ion ngày càng cao

Mặc dù người tiêu dùng có vẻ như không liên quan đến tình hình ô nhiễm tại Trung Quốc, song sự thật lại phức tạp hơn nhiều.

Nhu cầu mua hàng hóa rẻ của Mỹ và thế giới đã khiến các nhà máy Trung Quốc liên tục hoạt động. Theo một nghiên cứu năm 2014 do Viện Khoa học Quốc gia công bố, hơn 1/4 trong số hai chất gây ô nhiễm chính ở Trung Quốc – là sulfur dioxide và oxit nitơ – xuất phát từ việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Và thị phần xuất khẩu lớn nhất là đến Mỹ.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy trình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc đã lan đến Mỹ – không khí ô nhiễm bay qua đại dương và làm tăng mức độ ozone ở phía tây của đất nước.

Giờ đây, sự gia tăng của ngành công nghiệp xe ô tô điện còn hứa hẹn về sự gia tăng khủng khiếp đối với ngành kinh doanh pin lithium-ion. Sản xuất những viên pin đủ lớn để chạy những chiếc xe ô tô sẽ khiến nhu cầu vọt lên. Một chiếc laptop chỉ cần một thanh pin lithium-ion hình trụ mỏng, một chiếc smartphone còn cần một thanh pin nhỏ hơn nữa. Nhưng một chiếc xe điện thông thường đòi hỏi thanh pin lớn gấp hàng ngàn lần.

Tesla đang xây dựng một nhà máy sản xuất pin dành cho xe ô tô điện ở sa mạc Nevada với công suất 500.000 pin xe điện mỗi năm. Nhưng đó mới chỉ là một trong số rất nhiều nhà máy pin xe điện. Có khoảng hơn chục nhà máy pin "khổng lồ" khác đang được xây dựng khắp thế giới.

(Hết)

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.