CMCN lần thứ tư: “Giờ là lúc chúng ta phải hành động”

CMCN lần thứ tư: “Giờ là lúc chúng ta phải hành động”
Tạp chí Nhịp sống số - “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chúng ta đã đề cập nhiều, giờ là lúc chúng ta phải hành động”, đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam 2017 diễn ra hôm nay (6/9) tại Hà Nội.

Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam 2017 (

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, phát huy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, đào tạo nhân lực CNTT, làm thế nào để mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong quản trị, điều hành và phát triển...

Cũng chính vì thế, theo Phó Thủ tướng, "CMCN lần thứ 4 chúng ta đã đề cập nhiều, giờ là lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải “dấn thân hơn nữa”, “mạnh dạn hơn nữa” thì mới mong thành công trong cuộc cách mạng này".

Cụ thể, Phó Thủ tướng kêu gọi cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội phải kết nối với nhau, chia sẻ với nhau, cùng phối hợp hành động để tạo nên sức mạnh vì CMCN lần thứ tư là chia sẻ, là kết nối.

Theo đó, phải xây dựng hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, đi trước một bước so với nhu cầu phát triển đặc biệt là hạ tầng băng thông rộng, 4G, tiến tới 5G; đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ CNTT, các cơ quan nhà nước phải mạnh dạn hơn nữa trong, thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng và thuê dịch vụ CNTT. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, Ngành, Hiệp hội, Doanh nghiệp phải nghiêm túc rà soát và thực hiện 6 nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao trong Vietnam ICT Summit 2016.

Phó Thủ tướng cũng chia sẻ những thông tin "vừa mừng vừa lo" với nền công nghiệp CNTT nước nhà. Mừng vì năng lực đổi mới sáng tạo Việt Nam tăng 12 bậc, lần đầu đứng thứ 47 trên thế giới, trong đó có phần đóng góp của giới CNTT. Mừng vì chỉ số về Chính phủ điện tử công bố tháng 7/2016 Việt Nam tăng được 10 bậc (nhưng vẫn đứng thứ 89).

Bên cạnh đó là những lo lắng về các vấn đề như bảo mật, ý thức của các tổ chức - doanh nghiệp về an toàn thông tin...

Đặt ra nhiều vấn đề mà ngành CNTT - Truyền thông đã làm được và còn cần phải cố gắng thực hiện, Phó Thủ tướng cho rằng, điều quan trọng của hạ tầng không chỉ ở phần cứng. Chúng ta phải làm lại một cách chuyên nghiệp từ kiến trúc chung cho đến trung tâm dữ liệu, và phải tiến tới để có dữ liệu mở… Đầu tiên từ các bộ ngành, rồi doanh nghiệp và mọi người phải chia sẻ, kết nối dữ liệu. Chỉ khi đó, mọi ứng dụng mới được thuận lợi, mới có “mỏ” cho mọi doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp CNTT tương lai, startup tương lai mới có vùng đất làm ra sản phẩm mới, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

“2 năm trước tôi đã nói về thuê dịch vụ. Chúng ta phải làm mạnh. Dịch vụ công mức 3, mức 4 phải được đặt ra để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ ngành. Không cần đặt những bài toán to lớn, mà chỉ cần đặt ra số lượng các dịch vụ phải làm ở mức độ 4. Khi đó sẽ có nhiều hệ quả tốt đẹp về cải cách hành chính, phòng chống tiêu cục, năng lực điều hành quản lý được nâng cao…", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng lưu ý, cần phải có sự thay đổi từ cộng đồng CNTT bởi đây là vấn đề rất quan trọng. Thay vì trước đây làm những dịch vụ nhỏ, làm được ngay thì nay phải làm bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Về lĩnh vực phần mềm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh với lĩnh vực truyền thống phải đi vào tính chuyên nghiệp, vào những cái mới. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý vấn đề an ninh mạng. Đây không chỉ là cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm.

Diễn đàn năm nay có sự tham dự của 650 đại biểu trong nước và quốc tế: Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, lãnh đạo UBND, đại diện các sở, ngành của 45 tỉnh, thành trên cả nước, Đại sứ, tham tán thương mại của 14 quốc gia tại Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ứng dụng CNTT, và các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT hàng đầu hàng đầu thế giới và Việt Nam như: Viettel, FPT, MISA, VNPT, Shopee, CMC, Microsoft, Cisco, Hồng Cơ…

 

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.