Ngày 25/10 vừa qua, cô bé Maanasa Mendu của trường Trung học William Mason, bang Ohio đã được Quỹ Discovery Education 3M vinh danh với giải thưởng cao nhất trong cuộc thi “Young Scientist Challenge” dành cho những nhà phát minh nhỏ tuổi với những cống hiến là các công trình nghiên cứu khoa học sơ khai.
Giải thưởng này xuất phát từ sau lần về thăm quê nhà, khiến cô học trò lớp 9, người
Ban đầu, Mendu chỉ tính tới việc sản xuất năng lượng chính nhờ sức gió. Tuy nhiên, sau 3 tháng ròng cùng nghiên cứu và phát triển nguyên mẫu “lá Mặt trời” với giáo viên hướng dẫn Marguaz Mitera, chiếc máy phát điện mini đã được ra đời và trở nên đa năng hơn trước, có thể mang lại nguồn năng lượng sạch từ gió, mưa, Mặt trời… mà giá thành lại rẻ.
Mendu cùng thầy hướng dẫn đã tập trung khai thác tính năng của lá cây để tạo ra năng lượng thông qua chính những rung động của chiếc lá. Theo đó, những chiếc “lá Mặt trời” có thể thu được năng lượng rung từ những trận mưa, gió và Mặt trời thông qua các tấm vật liệu áp điện, từ đó có thể chuyển đổi thành các dạng năng lượng có thể sử dụng được.
Với thiết bị có trị giá không quá 5 USD, Mendu rất mong nó được phát triển, hoàn thiện các kỹ thuật nhanh nhất để những người dân nghèo nơi các vùng xa xôi hẻo lánh không chỉ ở Ấn Độ mà ở nhiều nơi trên khắp hành tinh có thể cải thiện chất lượng sống.
Hàng năm, Quỹ Discovery Education 3M tổ chức cuộc thi “Young Scientist Challenge” nhằm chọn lựa ra những tài năng khoa học trẻ để trao quyền, trao cơ hội cho các em phát triển tư duy, sáng tạo trong khoa học áp dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong tương lai, ông Bill Goodwyn - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của 3M cho biết.
Cũng như CEO Bill, cả nhân loại đang đặt niềm tin vào các nhà khoa học trẻ với những phát minh hữu ích cho nhân loại, đặc biệt là những công trình, dự án khoa học cải thiện được đời sống dân nghèo.
Ngoài Maanasa Mendu, 3 thí sinh khác cũng được 3M vinh danh là Rohan Wagh đến từ Portland, Oregon, học sinh lớp 9 trường Trung học Sunset với công trình nghiên cứu về sự chuyển hóa của vi khuẩn để tạo ra năng lượng; Kaien Yang đến từ Chantily, bang Virginia, học sinh lớp 8 trường Năng khiếu Nysmith với nghiên cứu sử dụng dầu hạt bí đỏ để tạo ra dầu diesel sinh học và chất dẻo sinh học nhằm giảm việc sử dụng túi nilon cũng như lượng khí thải ô nhiễm từ nhựa tổng hợp; và cuối cùng là Amelia Day, học sinh lớp 9 của trường Trung học Sumner, bang Washington với nghiên cứu sử dụng thông tin phản hồi các giác quan nhằm kết nối các dây thần kinh não để phục hồi các chức năng thần kinh trong cơ thể.