Công nghệ OCR "nâng đời" nhờ khả năng bóc tách vượt trội

Tạp chí Nhịp sống số - Không chỉ dừng lại ở việc nhận diện tài liệu, công nghệ OCR đang dần hoàn thiện và đáp ứng tối đa quy trình số hóa của doanh nghiệp.

Công nghệ OCR đang dần hoàn thiện và đáp ứng tối đa quy trình số hóa của các doanh nghiệp Việt, theo các chuyên gia chuyển đổi số.

Công nghệ OCR và xu hướng số hóa dữ liệu tại Việt Nam

Trong quy trình số hóa tài liệu - bước đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số, OCR đã trở thành một trợ thủ công nghệ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở việc nhận diện tài liệu, công nghệ OCR đang dần hoàn thiện và đáp ứng tối đa quy trình số hóa của doanh nghiệp. Trong xu thế đó, SmartOCR của GMO-Z.com RUNSYSTEM (GMO) là một trong số những giải pháp số hóa có khả năng nhận diện vượt trội trên thị trường.

Được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), OCR là giải pháp công nghệ hỗ trợ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp đang loay hoay trên hành trình số hóa tài liệu, chuyển đổi số toàn diện.

Công nghệ OCR giúp số hóa dữ liệu cho DN
Số hóa tài liệu là thách thức lớn nhất của nhiều doanh nghiệp

Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường OCR toàn cầu dự kiến sẽ đạt ngưỡng 26,31 tỷ USD vào năm 2028, do nhu cầu từ cuộc cách mạng số hóa vận hành trên toàn cầu. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tận dụng tối đa công nghệ OCR để nâng cao hiệu suất kinh doanh, tiết kiệm chi phí lao động.

Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng công nghệ OCR để đơn giản quy trình số hóa văn bản, tài liệu cũng đã được nhiều doanh nghiệp triển khai từ năm 2020. Ở giai đoạn triển khai ban đầu, các sản phẩm OCR trên thị trường đã và đang giải quyết hiệu quả bài toán nhận diện, chuyển các loại dữ liệu từ dạng ảnh chụp/scan sang dạng text, có thể chỉnh sửa được. 

Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu số hóa toàn diện của doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó mà ít giải pháp OCR trên thị trường có khả năng thực hiện. Bởi mỗi doanh nghiệp đều có hàng nghìn các loại tài liệu, biểu mẫu... mang những đặc thù riêng, khiến một giải pháp OCR thông thường khó có thể số hóa được toàn bộ các loại tài liệu này với độ chính xác mà doanh nghiệp mong muốn. Chưa kể đến khả năng tự động hóa toàn bộ quy trình số hóa (tự động bóc tách, phân luồng, chỉnh sửa và trả dữ liệu) cũng là tính năng mà nhiều doanh nghiệp mong muốn nhưng ít giải pháp OCR trên thị trường có thể đáp ứng.

"Thông minh hơn nữa" để tăng tốc số hóa tài liệu

Nhận định về "bài toán" của thị trường, ông Nguyễn Tấn Minh – Phó Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM - chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy số hóa tài liệu là thách thức lớn nhất của nhiều doanh nghiệp. Không chỉ về công nghệ sẽ ứng dụng mà nhân sự để triển khai công nghệ đó cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được. Chính vì vậy, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ OCR và phát triển một tính năng tích hợp trong OCR gọi là SmartOCR Studio. Tính năng này có khả năng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tự xử lý dữ liệu, tự số hóa mọi loại tài liệu mà doanh nghiệp mong muốn”. 

Ra mắt từ tháng 3/2022, tính năng bóc tách SmartOCR Studio đã giúp công nghệ công nghệ OCR của GMO trở thành giải pháp nhận diện văn bản hoàn thiện nhất trên thị trường, giải quyết bài toán số hóa phức tạp của nhiều doanh nghiệp.

công nghệ OCR

Với khả năng bóc tách mọi loại tài liệu, SmartOCR Studio cho phép người dùng tự định nghĩa và bóc tách các trường thông tin mong muốn ngay trên giao diện web mà không cần lập trình. Đặc biệt là khả năng nhận diện chữ viết tay duy nhất trên thị trường với độ chính xác lên tới 95% (trong điều kiện dữ liệu đầu vào tốt), SmartOCR có thể giúp doanh nghiệp chủ động bóc tách và số hóa hàng trăm, hàng nghìn biểu mẫu mà không cần tốn thêm chi phí cũng như thời gian chờ đợi.

Bên cạnh đó, SmartOCR Studio còn giúp tự động hóa toàn bộ chu trình thực hiện OCR từ đầu tới cuối. Bắt đầu từ việc nhập dữ liệu từ kho dữ liệu vào SmartOCR, nhận diện chữ viết, thực hiện bóc tách dữ liệu, phân luồng, chỉnh sửa và trả ra kết quả theo các định dạng phổ biến như excel, csv, json… Nhờ vậy doanh nghiệp có thể ngay lập tức ứng dụng SmartOCR vào bộ máy vận hành hiện tại mà không tốn nhiều thời gian, công sức cho việc tích hợp và triển khai các vùng đệm xử lý.

Ngoài ra, thay vì phải nhập từng file dữ liệu lên hệ thống, chờ xử lý và lấy kết quả như một vài đơn vị cung cấp OCR khác, SmartOCR Studio có khả năng nhập được nhiều file dữ liệu lên cùng lúc, sau đó hệ thống sẽ tự động xử lý và trả ra kết quả theo từng file đã nhập lên hệ thống ban đầu. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm 80% thời gian trong khâu xử lý dữ liệu đầu vào đồng thời giúp nhân viên tạm biệt với tình cảnh upload hàng trăm file thủ công mỗi ngày.

Theo đại diện GMO-Z.com RUNSYSTEM, khi sử dụng ứng dụng SmartOCR Studio, doanh nghiệp có thể tiết kiệm từ 50% – 80% thời gian, quy trình, chi phí. Trong tương lai, OCR sẽ được ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ các lĩnh vực giúp rút ngắn thủ tục, quy trình, số hóa dữ liệu và gia tăng trải nghiệm cho người dùng.

Có thể bạn quan tâm