Cụ thể, ông Ajay Bhalla đã phân tích những mặt trái của một số thành tựu công nghệ, cũng như chia sẻ tầm nhìn của Mastercard trong việc hỗ trợ người tiêu dùng tận hưởng tất cả những lợi ích mà công nghệ mới mang lại mà không phải lo lắng về những điều tiêu cực.
Nhịp Sống Số trích giới thiệu bài viết đến độc giả
* * *
...Xã hội luôn có cái nhìn hai mặt về những tiến bộ công nghệ. Chẳng hạn, chúng ta chào đón việc tìm hiểu những căn bệnh mà bản đồ gen mang lại, đồng thời chúng ta lại sợ những hậu quả tiềm tàng của kỹ thuật di truyền. Công nghệ tốt hay xấu, là do cách chúng ta sử dụng chúng.
Hãy nhìn cách Internet Vạn Vật (IoT) và Trí Tuệ Nhân Tạo thay đổi cuộc sống và kinh doanh của chúng ta – hầu hết là tích cực. Chúng ta nhanh chóng tiến đến một thế giới siêu kết nối nơi trí tuệ được tích hợp vào những vật dụng hàng ngày, và các sản phẩm, dịch vụ chúng ta sử dụng mỗi ngày đều thật sự hiểu chúng ta. Đồng thời, chúng ta nhờ các thiết bị giúp chúng ta ra quyết định; trong tương lai chúng sẽ giúp ra quyết định thay cho chúng ta.
Khi mà cuộc sống ngày càng trở nên số hóa, những hậu quả không được dự báo trước từ việc này có thể làm chúng ta mất niềm tin vào công nghệ, chẳng hạn camera an ninh bị lỗi an ninh, các công ty theo dõi điện đoại của người dùng khi họ không sử dụng ứng dụng, thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng, hay công ty bị hack và mất tất cả dữ liệu cá nhân.
Chúng ta cần đem lại cho mọi người lí do để tin vào công nghệ. Nhà vật lý huyền thoại Carl Sagan từng viết rằng “Chúng ta sống trong một xã hội phụ thuộc vào khoa học và công nghệ, tuy nhiên hầu như không phải ai cũng hiểu biết về khoa học và công nghệ.”
Thậm chí những công nghệ được thiết kế để xử lý những lỗi hiện hữu cũng có thể đem lại những hậu quả tiêu cực không được mong đợi. Công nghệ blockchain gần đây được báo chí bàn tán rất nhiều sau khi người ta phát hiện rằng nó được sử dụng để lưu trữ những nội dung trái phép. Một trong những ‘lợi ích’ cốt lõi của công nghệ blockchain trên những hệ thống quá khứ - tính không thể thay đổi của dữ liệu – cho thấy nó đang là một vấn đề hơn là một giải pháp, mặc dù những lợi ích to lớn mà công nghệ này mang lại.
Vậy câu trả lời cho những vấn đề này là gì? Vâng, điều này thường đòi hỏi rất nhiều những tiến bộ công nghệ. Chẳng hạn, những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và sinh trắc học giúp dữ liệu khó bị sử dụng sai hơn. Các công ty với tư duy tiên phong đã và đang đặt nền tảng cho việc áp dụng những công nghệ này.
Ngoài ra, việc cộng tác chung, tính trách nhiệm và sự tin cậy cũng rất cần thiết nếu chúng ta cần công nghệ để làm việc vì lợi ích của nhau. Điều này sẽ giúp đem lại cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu của họ cao hơn, giảm bớt sự tập trung thông tin vào các máy chủ của những công ty lớn, và giúp người dùng biết được dữ liệu của họ được sử dụng thế nào. Việc áp dụng Quy Định Bảo Vệ Dữ Liệu Chung (GDPR) của Liên Minh Châu Âu (EU) trong tháng tới sẽ là một sự thay đổi lớn trong quy định về dữ liệu cá nhân và điều này sẽ kéo theo sự bùng nổ của những cải tiến về an ninh và nhận dạng kỹ thuật số.
Tầm nhìn của chúng tôi trong tương lai là giúp người tiêu dùng có thể biết được dữ liệu của họ được sử dụng thế nào và giúp họ luôn cảm thấy an toàn trong thế giới kỹ thuật số. Điều này cũng tương tự như cách chúng tôi đã áp dụng cẩn thận những công nghệ giúp việc thanh toán trở nên thông suốt và an toàn. Chúng ta cần giúp người tiêu dùng tận hưởng tất cả những lợi ích mà công nghệ mới mang lại mà không phải lo lắng về những điều tiêu cực.
Công nghệ có thể là một người bạn tốt, nhưng điều này còn tùy cách chúng ta quản lý chúng.