Điện toán đám mây là “trụ kiềng”
Tại Hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam 2017 (Vietnam Cloud Computing Conference), TS.Astrid Tuminez - Giám đốc cao cấp về Hợp tác, Đối ngoại và Pháp lý, Microsoft Khu vực Châu Á cho biết, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều được xuất phát từ một sáng chế đột phá như: máy hơi nước, động cơ đốt trong, bộ vi xử lý. Với cuộc cách mạng 4.0, sáng chế đột phá đó là điện toán đám mây với các trung tâm dữ liệu khổng lồ mang mọi thứ vào trong tầm tay chỉ với 1 thiết bị kết nối internet.
Các chuyên gia cho rằng, đó cũng chính là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Trong đó, điện toán đám mây đóng vai trò nền tảng khuyến tạo, có tác động lớn đến nhịp độ và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức… Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch VINASA cho biết, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích như: sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
Điểm sáng từ lĩnh vực E-Learning
Để vượt qua các thách thức và phát triển, sự chuyển đổi phù hợp theo xu hướng kỹ thuật số là vấn đề cấp bách cả ở tầm quốc gia, cho đến các tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay, nổi lên trong xu hướng chuyển đổi số là lĩnh vực giáo dục, việc số hóa nội dung đào tạo phục vụ công tác giáo dục trực tuyến (E-learning) đang dẫn đầu xu hướng này với sự hỗ trợ đắc lực của nền tảng điện toán đám mây.
Theo TS.Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội, đào tạo E-learning tạo ra những đột biến quan trọng, làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, hình thức đào tạo Elearning này khi triển khai cũng gặp khó khăn, đó chính là khối lượng đầu tư. “Chúng ta muốn có môi trường đào tạo E-learning thì phải đầu tư công nghệ khá tốn kém. Người ta hay nói đây là bài chơi công nghệ. Bởi công nghệ lạc hậu và thay đổi rất nhanh, thường chỉ sau vài ba năm là phải tìm cách đầu tư tiếp. Đây chính là rào cản, thách thức rất lớn” – ông Tùng khẳng định.
Tuy nhiên, thị trường giải pháp công nghệ cho đào tạo trực tuyến đang trở nên sôi động với sự cạnh tranh mạnh mẽ của không ít nhà cung cấp. Đơn cử như Hương Việt Group – doanh nghiệp có 10 năm hoạt động trong mảng công nghệ giáo dục đã tung ra Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS - Cloud Learning System cung cấp giải pháp đào tạo nội bộ và giáo dục trực tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống này ghi nhận hơn 7000 lượt đăng ký trải nghiệm và hàng trăm tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau sử dụng.
Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS - Cloud Learning System của Hương Việt Group cung cấp giải pháp 2 trong 1 gồm đào tạo nội bộ và giáo dục trực tuyến.
Về mặt kỹ thuật, hệ thống CLS được các chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng tùy biến vô cùng linh hoạt, phù hợp với mọi doanh nghiệp từ quy mô vài chục đến vài nghìn người. Điểm quan trọng là hệ thống này xóa tan mọi rào cản về chi phí đầu tư công nghệ với giá cho gói Basic chỉ từ 9 triệu đồng, tương ứng khoảng 200 người sử dụng (chưa đến 10% so với việc thuê các giải pháp công nghệ nước ngoài).
Với công nghệ mới này, các tổ chức giáo dục không còn phải đầu tư khoản tiền lớn để xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ công nghệ từ nhà cung cấp, tiết giảm rất nhiều chi phí xây dựng và vận hành hệ thống.
Hệ quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS có khả năng tùy biến linh hoạt phù hợp với mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp với quy mô khác nhau.
Theo các chuyên gia, Việt Nam – cũng như các quốc gia ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số – cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng ICT, đặc biệt là kết nối băng thông rộng và ứng dụng điện toán đám mây tới một cấp độ chiến lược trong quy hoạch kinh tế để kích hoạt các nguồn nội lực và đạt được tăng trưởng bền vững. Đồng thời, cần có chính sách ưu tiên cho điện toán đám mây như là một chất xúc tác mạnh, để kích hoạt quá trình chuyển đổi số thông qua ứng dụng dữ liệu lớn và IoT.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần có những chiến lược nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng cloud sớm để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế đất nước, đưa Việt Nam tiến nhanh, mạnh trong Cuộc cách mạng 4.0.
Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS - Cloud Learning System vinh dự nhận danh hiệu Sao Khuê 2018 cho nhóm các sản phẩm, giải pháp phần mềm thương mại tiêu biểu của Việt Nam trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo. |