Đà Nẵng nhận giải thưởng ASOCIO Smart City 2019

Đà Nẵng nhận giải thưởng ASOCIO Smart City 2019
Tạp chí Nhịp sống số - Giải thưởng ASOCIO Smart City Award 2019 vừa được trao cho Đà Nẵng, ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà Thành phố đã làm được trong việc đẩy mạnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác hoạch định, quản lý; hạ tầng CNTT được đầu tư tốt, dịch vụ công triển khai hiệu quả phục vụ người dân tốt hơn,

Giải thưởng nói trên được trao trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố Thông minh

Đà Nẵng, ASOCIO, Thành phố thông minh, smart city, ASOCIO Smart City 2019,

Ông Trần Ngọc Thạch- Phó GĐ Sở TTTT Đà Nẵng - đại diện Thành phố nhận giải thưởng ASOCIO Smart City Award 2019

Giải thưởng ASOCIO Smart City 2019 ghi nhận và tôn vinh những thành phố thuộc các nền kinh tế thành viên đã có những kết quả nổi bật trong việc xây dựng triển khai chương trình thành phố thông minh (TPTM). Năm 2019, Giải thưởng ASOCIO được trao cho 06 hạng mục bao gồm: thành phố du lịch, thành phố văn hóa, thành phố nông nghiệp, thành phố cổ, thành phố di sản và TPTM tổng thể.

Trong những năm qua, Đà Nẵng đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác hoạch định, quản lý đem lại hiệu quả cao. Liên quan đến việc xây dựng TPTM, lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng có quan điểm nhất quán:  “TPTM là mô hình quản lý đô thị, trong đó CNTT-TT được sử dụng như một công cụ để giải quyết những thách thức trong quản lý đô thị hiện đại dựa trên dữ liệu và thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lý”. Việc xây dựng TPTM được coi là bước tiếp theo của xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT) và được triển khai thành công, hiệu quả nhằm triển khai nhanh, chi phí thấp, đồng bộ và hữu dụng.

Năm 2014, UBND thành phố đã phê duyệt “Đề án xây dựng TPTM hơn” tại Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 25/3/2014. Trên cơ sở đó, từ năm 2014 đến nay thành phố đã phối hợp với các doanh nghiệp CNTT hàng đầu (Viettel, VNPT, FPT,..) triển khai thí điểm các ứng dụng thông minh trong một số lĩnh vực chuyên ngành như: Giao thông; Giáo dục; Y tế; Điện – Nước; Môi trường; An ninh trật tự và phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; Vệ sinh An toàn thực phẩm…

Với Đề án được thông qua, nhiều dự án ứng dụng CNTT đã được triển khai giúp hạ tầng CNTT đầu tư tốt, dịch vụ công triển khai hiệu quả phục vụ người dân tốt hơn, đưa Đà Nẵng thành một trong những thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam.

Ngoài ra, Đã Nẵng cũng đã hình thành đơn vị nghiên cứu, triển khai sản phẩm 4.0 để sớm tiếp cận, làm chủ công nghệ (Trung tâm Vi mạch Đà Nẵng, đơn vị trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông). Đây là đơn vị đã nghiên cứu và đưa vào vận hành hệ thống camera giao thông thông minh, Hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường nước cho Đà Nẵng, đồng thời nghiên cứu sản xuất hệ thống giám sát đo mưa tự động, đang triển khai trên toàn quốc (đến nay đã triển khai 850 trạm) và hệ thống giám sát mực nước lũ (đã triển khai 10 trạm), phục vụ cho công tác khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai.

Không dừng lại ở những gì đã đạt được, trong hành trình xây dựng và phát triển TPTM, Đà Nẵng đặt ra lộ trình triển khai từ nay đến 2030 với 3 giai đoạn cụ thể: (1) Giai đoạn đến 2020: Sẵn sàng hạ tầng, nền tảng và dữ liệu thông minh; (2) Giai đoạn đến 2025: Thông minh hóa các ứng dụng; (3) Giai đoạn đến 2030: Thông minh hóa ứng dụng cộng đồng.

Trong đó, 6 trụ cột được ưu tiên phát triển là: Quản trị thông minh; Kinh tế thông minh; Môi trường thông minh; Đời sống thông minh; Công dân thông minh; Giao thông thông minh

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.