Ông Praveen Thakur - Phó Chủ tịch Mảng Công nghệ, Oracle ASEAN |
Theo ông Praveen Thakur, những nhà tiên phong trong các ngành công nghiệp đang ấp ủ những phát kiến công nghệ số với tốc độ cao đáng kinh ngạc, nhằm sáng tạo nên những quy trình kinh doanh mang tính đột phá cho thị trường. Nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang vật lộn để đạt được điều này.
Thông thường, việc phát triển, thử nghiệm những ứng dụng mới và xây dựng nên những môi trường mới thường mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chỉ riêng việc duy trì kho dữ liệu và phần mềm lớp giữa – nhằm hỗ trợ môi trường phát triển và triển khai ứng dụng - đã tốn rất nhiều thời gian. Điều này khiến cho bộ phận IT thật sự có rất ít cơ hội để cập nhật hay mở rộng khả năng của những ứng dụng hiện hành. Kết quả là những sáng kiến chậm chạp trong khi chi phí hỗ trợ phát kiến thì không ngừng tăng.
Điều kiện Cần và Đủ
Bằng cách sử dụng những nền tảng đám mây - như Nền tảng như một Dịch vụ (PaaS) - để phát triển và triển khai các ứng dụng, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí và giảm thiểu độ phức tạp trong việc quản lý nền tảng ứng dụng nền. Những doanh nghiệp sử dụng PaaS thực tế có thể tiết kiệm chi phí vận hành lên tới 50% so với sử dụng những gói giải pháp công nghệ thông thường.
Trước hết, PaaS giúp đơn giản hóa quy trình quản lý và quản trị cơ sở hạ tầng, kho dữ liệu và phần mềm lớp giữa đồng nghĩa với việc lập trình viên có thể xây dựng những ứng dụng mới một cách nhanh chóng với chi phí hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các tổ chức CNTT có thể chuyển đổi sự tập trung của họ từ cung cấp và duy trì môi trường đến những công việc mang tính chiến lược như hỗ trợ và hợp tác kinh doanh. Đồng thời, các khách hàng doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động của nhân viên và tự động hóa quy trình kinh doanh – mà không cần đến sự can thiệp từ đội ngũ IT.
Tuy nhiên, sở hữu một Nền tảng như một Dịch vụ (PaaS) là chưa đủ, ông Praveen Thakur nhấn mạnh, mà quan trọng là nó phải thật sự mang đến một giải pháp nền tảng đám mây doanh nghiệp với nhiều tính năng về cả chiều rộng và sâu.
Trong đó, cần tích hợp với những hệ thống CNTT quan trọng hiện hành của doanh nghiệp, tối đa hóa tiềm năng CNTT bằng cách cho phép lựa chọn chạy khối lượng công việc trên nền tảng phù hợp nhất (trên đám mây hoặc những ứng dụng hiện hành) và tích hợp, kết nối quá trình kinh doanh trên tất cả những môi trường này.
Đồng thời, sử dụng những ứng dụng phần cứng và phần mềm tương tự, đáng tin cậy và bảo mật cao trên cả ứng dụng đám mây và hiện hành – kể cả khi khách hàng sử dụng cho những thế hệ cơ sở hạ tầng kế tiếp.
Bên cạnh đó, PaaS còn mang đến trải nghiệm về phát triển ứng dụng nhanh chóng hơn với những công cụ dễ sử dụng và khả năng tiếp cận đám mây ngay lập tức. Tập trung vào những sáng tạo (thay vì những công việc mang tính quản lý) với khả năng tự động hóa vô song và công nghệ đám mây (bao gồm gắn kết, phục hồi và nâng cấp).
Đồng thời, nó còn mở cửa những cơ hội kinh doanh mới với những sáng tạo đám mây đột phá, sử dụng những ứng dụng mạng xã hội và di động, dữ liệu lớn, nội dung tổng hợp và những Vật dụng kết nối Internet. Đẩy nhanh thời gian ra mắt sản phẩm, cho phép khách hàng tiếp cận ngay lập tức, một giao diện người dùng mang tính trực quan và những công cụ sản xuất mạnh mẽ. Từ đó giảm thiểu chi phí thông qua lợi ích kinh tế theo quy mô và khả năng tự động hóa siêu việt.
Dự phòng: Cân nhắc trước Khi triển khai PaaS
Cần hiểu rõ những điều kiện cần cho những giải pháp này, nhằm tối ưu hóa việc thời gian ra mắt sản phẩm và chi phí giải pháp. Những sản phẩm PaaS với thời gian ra mắt ngắn nhất thường không phải là giải pháp có chi phí thấp nhất. Điều cực kỳ quan trọng cho các tổ chức doanh nghiêp là họ phải lựa chọn chính xác nhà cung cấp có khả năng mang lại Nền-tảng-như-một-dịch-vụ (PaaS) và Cơ-sở-hạ-tầng-như-một-dịch-vụ (IaaS) để triển khai những ứng dụng mang lại những hiệu quả thiết thực, xứng đáng với chi phí bỏ ra.
Cùng đó, cần lựa chọn những sản phẩm đủ “độ chín”, với những tiêu chuẩn cơ bản và khả năng chuyển dịch rủi ro thấp, khi nhà cung cấp có bằng chứng về sự thành công của họ trong việc hỗ trợ những nhiệm vụ tương tự.
Đồng thời, cần sớm nhìn ra những yêu cầu thay đổi trong tương lai. Việc thực thi thành công những giải pháp không phải lúc nào cũng là điều kiện đủ để thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp. Khả năng thay đổi, tuỳ chỉnh chức năng một cách nhanh chóng sử dụng cơ sở hạ tầng quản lý tự động, ví như phản hồi khách hàng cũng được coi là một yếu tố quan trọng để lựa chọn nền tảng PaaS.
Khả năng của những giải pháp này sẽ được đo lường một cách nhanh chóng, dựa trên cách thức phản ứng với những nhu cầu không lường trước, giảm thiểu rủi ro và giúp tối đa hóa doanh thu một cách trực tiếp cũng như gián tiếp, thông qua sự tăng trưởng trong độ hài lòng của khách hàng.