Điện toán biên và 5G - "quyền năng" tương lai của các nhà khai thác viễn thông

Điện toán biên và 5G -
Tạp chí Nhịp sống số - Mạng viễn thông cho phép các dịch vụ ngân hàng và bán lẻ điện tử phát triển nhanh chóng trong thời gian qua và cung cấp đường cao tốc cho nền kinh tế kỹ thuật số. Chưa bao giờ viễn thông quan trọng hơn bây giờ, kết nối các gia đình và cộng đồng trong khi vẫn duy trì hoạt động của các doanh nghiệp và

Tuy nhiên, trong các điều kiện bình thường mới, cần phải có một kế hoạch dài hạn hơn mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nên xem xét cẩn thận. Từ những chiếc xe được kết nối hoàn toàn tự động đến sự bùng nổ của các thiết bị Internet vạn vật, mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) đang tạo ra một nền tảng công nghệ mới và đang dần trở thành xu thế toàn cầu.

Trên thực tế, Tập đoàn thương mại không dây toàn cầu GSMA ước tính, đến năm 2025, có khoảng 1,4 tỷ người trên toàn thế giới sẽ phải được truy cập và sử dụng mạng 5G.

Với các thử nghiệm liên tiếp trên toàn cầu đã cho kết quả tốc độ của 5G nhanh hơn hàng chục lần so với 4G hiện tại, người dùng có thể trông đợi rất nhiều từ các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông.

Có thể kể đến dẫn chứng đầu tiên, về việc cách ly xã hội đã "thúc đẩy" chuyển đổi kỹ thuật số nhanh hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông được yêu cầu tái cơ cấu cách làm việc cho nhân viên. Người tiêu dùng và doanh nghiệp mong muốn trải nghiệm kỹ thuật số đa kênh phong phú hơn, phù hợp hơn và có tính tương tác cao hơn. Các dịch vụ mà cốt lõi là trí thông minh nhân tạo (AI) được sử dụng nhiều hơn nhằm hỗ trợ các trung tâm tư vấn và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp ở mọi ngành nghề, rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề và nâng cao trải nghiệm của người dùng cuối.

Kế đó, việc đối mặt với áp lực về chi phí vận hành và không gián đoạn kinh doanh, các kiến trúc hạ tầng và hoạt động CNTT của doanh nghiệp trên nền tảng đám mây với khả năng tự động hóa cao sẽ được triển khai nhanh chóng trong thời gian tới. Điều này sẽ thúc đẩy triển khai các kiến trúc mạng mở, liền mạch, cung cấp các cấp độ nền tảng mới có sự phối hợp và linh hoạt. Các thay đổi để phù hợp với những thay đổi lớn trong khối lượng công việc, như cân bằng tải và tăng cường thông tin, dữ liệu cho AI và máy học (Machine Learning) tại nền tảng điện toán biên sẽ trở thành chìa khóa cho chiến lược đầu tư lâu dài và hiệu quả hoạt động bền vững.

Cùng đó là sự "chín muồi" của thị trường. Chẳng hạn như, ngày 24/4 vừa qua, VNPT đã thử nghiệm thành công mạng VinaPhone 5G tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giúp cho tập đoàn tin tưởng chắc chắn vào sự sẵn sàng về công nghệ, hạ tầng và kiến trúc để triển khai mạng 5G thương mại. Trước đó, năm 2019, công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam Viettel cũng đã công bố thử nghiệm 5G và thực hiện cuộc gọi điện thoại 5G đầu tiên tại Hà Nội. Đơn vị này cũng đang có kế hoạch mở rộng thử nghiệm ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và ra mắt dịch vụ 5G thương mại vào năm 2020.

Điện toán biên và 5G sẽ cho phép AI phân tích và chạy gần hơn tới nơi thực hiện công việc, để cung cấp các chuỗi phản ứng tự động hóa, hiệu suất phù hợp cũng như các hiểu biết cần thiết cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp bao gồm sản xuất, bán lẻ và chăm sóc sức khỏe... Để mở khóa toàn bộ tiềm năng, các nhà khai thác viễn thông sẽ cần xây dựng các khả năng mới và nắm lấy các hệ sinh thái mở để tiếp tục đổi mới và tăng tốc các dịch vụ mới. Các nhà phân tích đã dự đoán rằng các nhà khai thác di động của Việt Nam sẽ cần nhiều thời gian hơn trước khi đầu tư vào mạng thế hệ mới, mà một trong những lí do là chi phí đã bỏ ra cách đây không lâu cho đầu tư hạ tầng cơ sở cũng như triển khai 4G trên diện rộng. Nhu cầu về các mạng cực nhanh cũng được dự kiến sẽ vẫn còn ít, khiến việc triển khai 5G nhanh chóng là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch từ đầu năm 2020 đã nhanh chóng đảo ngược những dự đoán trước đó, dẫn tới một loạt các nhu cầu dịch vụ viễn thông mới.

Ngoài ra, các yêu cầu về an ninh mạng sẽ được đề cao hơn bao giờ hết bên cạnh sự gia tăng về nhu cầu làm việc từ xa. Tuy nhiên, nhìn vào tương lai phía trước, chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi tất cả các khía cạnh của kinh doanh viễn thông sẽ có những sự thay đổi lớn. Những thay đổi này bao gồm từ cách nhà cung cấp dịch vụ khách hàng, đến môi trường làm việc và cả các thay đổi về ưu tiên hạng mục đầu tư CNTT, cũng như các bước mở rộng liên kết với cộng đồng.

Các giải pháp đám mây cho mạng viễn thông gần đây cũng được các hãng công nghệ như IBM nghiên cứu và xây dựng nhằm cho phép khách hàng triển khai khối lượng công việc ở bất cứ đâu - từ bất kỳ trung tâm dữ liệu nào đến đa đám mây và đến cả biên. Các giải pháp này bao gồm các bước đột phá tự quản lý trên môi trường điện toán biên để giải quyết những phức tạp trong việc quản lý khối lượng công việc.  Thực tế cho thấy, trong tương lai khi đã bắt đầu được triển khai trên diện rộng, 5G sẽ mở đầu cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số lớn chưa từng thấy và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. 5G là một sự đổi mới liên ngành, đáng chú ý sẽ mang lại sự thay đổi lớn trong các ngành sản xuất ô tô, năng lượng, y tế, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác. Việc triển khai 5G cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững về lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu.

Đào Hoàng Giang - Giám đốc kinh doanh khu vực phía Bắc, IBM Việt Nam

Có thể bạn quan tâm