Trải dài trên dãy Phà Cà Tún, Tri Lễ là xã cao nhất, được xếp vào địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Con đường từ thị tứ vào đến trường tiểu học Tri lễ 4 ở Mường Lống (trung tâm của xã Tri Lễ) dài khoảng 30 cây số nhưng chỉ có 1/3 được trải nhựa, còn lại là đường núi hẹp với những con dốc đứng nhòe nhoẹt bùn đất và trơn trượt như bôi mỡ. Ấy vậy mà, đó là con đường đi về quen thuộc mỗi tuần của 44 thầy giáo suốt hơn 40 năm nay.
Mỗi lượt đi về luôn mất hàng giờ đồng hồ thử thách sức bền và ý chí ((Hình ảnh cắt từ clip của Đào Duy Tùng)
Ngôi trường "nhiều không" và những thày giáo trẻ
Trường tiểu học Tri Lễ 4 được thành lập từ năm 1976, có 6 điểm trường, nằm rải rác ở các triền núi heo hút, khoảng cách của các điểm trường từ 7 đến 30 cây số. Trường hiện có khoảng 400 học sinh, đa số là người H’Mông. Nơi đây, cái gì cũng thiếu: không điện, không nước sạch, sóng điện thoại thì chập chờn, không nhà vệ sinh, không trạm y tế, không lương thực, nên hàng chục năm nay, dễ hiểu vì sao trường chỉ có các thầy giáo mới đủ sức bám trụ khi mỗi ngày là một thử thách.
Sau những giờ lên lớp, đời sống tinh thần của các thày giáo nơi đây chỉ dơn sơ là những giờ chơi bóng chuyền và những câu chuyện phiếm, động viên nhau vượt qua những thiếu thốn về vật chất, khắc nghiệt của thời tiết và nỗi nhớ gia đình.
Câu chuyện đẹp về sự hy sinh thầm lặng của những người thầy ấy tưởng sẽ mãi lọt thỏm giữa hun hút đại ngàn Phà Cà Tún đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ sĩ trẻ hiện đại, không ngại vượt đường xá hiểm trở, đến ở tại ngôi làng nhiều ngày tìm kiếm chất liệu, ấp ủ cho một dự án nghệ thuật cộng đồng. Từ những quan sát miệt mài và chắt lọc tinh tế, một điệu múa dân vũ độc đáo với giai điệu là những thanh âm quen thuộc và những động tác mô phỏng sinh hoạt thường ngày của các thầy, của người dân bản làng đã ra đời tại chính nơi đây.
Những người thầy hào hứng học điệu dân vũ từ câu chuyện của chính mình (Hình ảnh cắt từ clip của Đào Duy Tùng)
Điệu múa với âm thanh vui vui, bắt tai, những động tác dễ dàng, nhịp nhàng là một món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng những người thầy để mỗi khi giai điệu vang lên, những trống trải về tinh thần sẽ vơi bớt, những vất vả thầm lặng mỗi ngày cũng sẽ được sẻ chia.
Chưa dừng lại ở đó, chính các thầy là những người sẽ kể câu chuyện của chính mình bằng cách thuộc nằm lòng những điệu múa này để dạy lại các học sinh nhỏ, những người dân trong làng.
Mường Lống, theo tiếng H’Mông nghĩa là vùng rừng sâu mênh mông đến nỗi lạc lối. Nhưng bởi đã có những người thầy âm thầm gieo chữ, tương lai của nhiều em nhỏ đã không còn “lạc lối” trong cái mênh mông của nghèo đói và lạc hậu, dẫn lối cho các em lớn lên, đủ tự tin vượt dốc, đi xa hơn những ngọn núi của buôn làng.
Điểm chạm kết nối cộng đồng
Dân vũ là điệu múa với những động tác đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc nên tính kết nối và cộng đồng cao. Khi những động tác chính là sự đồng điệu để hết thảy mọi người ở mọi lứa tuổi, đủ mọi ngành nghề, khắp mọi miền đất nước hay từ quốc gia này đến quốc gia khác, ai cũng có thể tham gia, tạo nên sự gần gũi, thân thiện và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Bởi hội tụ tính kết nối cao và tự do trong ý tưởng, giai điệu nên dân vũ khoác lên mình một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với giới trẻ. Đặc biệt, điệu múa được đồng hành bởi VinaPhone – một thương hiệu luôn truyền tải những cảm hứng tích cực tới xã hội.
Chia sẻ về sự đồng hành trong dự án nghệ thuật cộng đồng với các nghệ sĩ trẻ, đại diện VinaPhone cho biết: “Chuyện những thầy giáo không ngại vất vả “cõng” chữ lên núi là một câu chuyện giáo dục thấm đẫm tính nhân văn và tình người. Trước hết, chúng tôi muốn tri ân, tôn vinh một câu chuyện đẹp và biến dân vũ trở thành một hoạt động, nét văn hóa cho trẻ em và người lớn tại Tri Lễ, nơi mà điều kiện vật chất và giải trí còn quá thiếu thốn. Và sâu xa hơn nữa, chúng tôi hướng tới sự đồng cảm và cùng đồng hành với những người trẻ để lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp. Đây là một trong những điểm chạm kết nối cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ mà chúng tôi đã nỗ lực thực hiện trong suốt thời gian qua.”
Hướng tới giới trẻ là định hướng chiến lược phù hợp với “dòng chảy” thị trường của VinaPhone trong vài năm trở lại đây. Đây là một sự chuyển mình táo bạo, từ một thương hiệu "lão làng", được mặc định chỉ dành cho những người đứng tuổi, thành đạt, VinaPhone bỗng “lột xác” trở thành một “người khác”: tinh tế, thấu hiểu và không ngại thay đổi để đồng hành cùng giới trẻ.
Quay ngược trở lại đầu năm 2016, từ triết lý “lắng nghe, thay đổi”, VinaPhone đã tạo một trào lưu cảm xúc đầy tinh tế và nhân văn không chỉ dành cho giới trẻ với tên gọi “Tôi lắng nghe”. Cụm từ “tôi lắng nghe” đã chạm đến trái tim hàng triệu người, khuyến khích mỗi người sống thật, dám chia sẻ câu chuyện cá nhân và sẵn sàng lắng nghe ai đó.
Đình đám nhất phải kể đến hàng hoạt chương trình “Nhạc hội EDM by VinaPhone đã làm “điên đảo” giới trẻ trong suốt 2 năm 2016, 2017. Việc tổ chức hàng loạt chương trình âm nhạc EDM quy tụ những DJ hàng đầu thế giới và Việt Nam: Martin Grarrix by VinaPhone, Hardwell by VinaPhone là một bước đi khá táo bạo hướng tới liên kết với khán giả và là điểm chạm ấn tượng của nhà mạng này đối với giới trẻ.
Và với sự đồng hành trong dự án nghệ thuật mới nhất, VinaPhone và những nghệ sĩ trẻ hy vọng vũ điệu dân vũ cũng sẽ theo các thầy giáo lan tỏa khắp đại ngàn Phà Cà Tún và là điểm khởi đầu cho chuỗi hoạt động dành cho cộng đồng, lan tỏa những giá trị nhân văn và lợi ích đến mọi người trên khắp mọi miền đất nước.