Doanh nghiệp Phần Lan quan tâm đến vấn đề năng lượng và xử lý rác thải tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Phần Lan quan tâm đến vấn đề năng lượng và xử lý rác thải tại Việt Nam.
Tạp chí Nhịp sống số - Tham gia Triển lãm Quốc tế về ngành Cấp thoát nước và Xử lý Nước thải tại Việt Nam (VIETWATER) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 8 – 10/11/2017, đoàn doanh nghiệp Phần Lan đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ quy trình chuyển đổi rác thải thành năng lượng cho các đơn vị trong nước.

VIETWATER lần 9 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh là sự kiện thương mại ngành nước duy nhất, được chủ trì bởi Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam (VWSA) và hỗ trợ bởi Bộ Xây Dựng Việt Nam (MOC). Triển lãm có sự tham gia của khoảng 450 nhà trưng bày đến từ 38 quốc gia và khu vực, với hơn 14.000 khách tham quan. Trong khuôn khổ sự kiện này còn có các hội thảo chuyên sâu về công nghệ và công tác quản lý ngành nước và các lĩnh vực xử lý nước thải, vệ sinh và lọc nước.

Được dẫn dắt bởi Finpro - Cơ quan Xúc tiến và Phát triển đầu tư Phần Lan, 16 doanh nghiệp Phần Lan đã tham dự hội chợ triển lãm VIETWATER năm nay. Đây cũng là dịp để đại diện các bên nhìn nhận về những thành tựu và hiệu quả đáng kể mà các doanh nghiệp Phần Lan đã thực hiện, đặc biệt là các dự án hỗ trợ vấn đề năng lượng và

 Năng lượng, Rác thải, Môi trường, Xử lý rác thải, Thân thiện môi trường, Phần Lan,

Ông Saku Liuksia, Giám đốc chương trình Rác thải trở thành Năng lượng và Năng lượng Sinh học của Finpro cho biết: "Phần Lan là quốc gia dẫn đầu về công nghệ tái tạo năng lượng từ chất thải (W2E) và đây cũng là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam - vốn gặp nhiều thách thức về vấn đề quản lý rác thải. Số liệu gần đây cho thấy, chỉ riêng TPHCM đã thải ra 8.300 tấn rác thải mỗi ngày, trong đó khoảng 76% lượng rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp tại các bãi rác. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện, mất điện vẫn diễn ra khá thường xuyên trong thành phố; và một số công ty hàng đầu Phần Lan hiện đang tiên phong giải quyết cả hai vấn đề trên".

Ông cũng cho biết, từ triển lãm VIETWATER trước đến lần này, các công ty Phần Lan hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sạch ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến, đặc biệt ở lĩnh vực biến rác thải thành năng lượng - một giải pháp giúp khắc phục vấn đề thiếu hụt năng lượng của Việt Nam.

“Phần Lan hiện đang chuyển đổi 90% chất thải rắn thành năng lượng hoặc tái chế để phục vụ cho nhiều mục đích, hướng đến mục tiêu ngưng hoạt động các bãi rác còn lại tại Phần Lan. Và tôi cũng mong muốn thực hiện điều tương tự tại Việt Nam trong tương lai” - ông Saku Liuksia.

Ông đã nhấn mạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp Phần Lan, như: Doranova - doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp nâng cao nhằm khắc phục và cải tiến tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời xử lý chất thải thành nguồn năng lượng tái tạo; Watrec - doanh nghiệp ưu tiên phát triển công nghệ khí sinh học tại Việt Nam; và Valmet – doanh nghiệp tạo ra năng lượng hiệu quả từ sinh khối và chất thải.

Ông Mikko Saalasti, đại diện công ty Doranova, chủ đầu dự án tái tạo năng lượng từ chất thải được dự kiến đi vào hoạt động trong tháng sau, cho biết: “Việt Nam là nơi thực hiện một trong những dự án lớn nhất của Doranova với nhà máy xử lý khí bãi rác trị giá 6 triệu Euro đang được xây dựng ở ngoại thành TP.HCM với mục tiêu chuyển hóa 35.000 tấn chất thải thành năng lượng. Dự án được kỳ vọng giúp giảm bớt lượng rác thải của thành phố, cũng như cung cấp thêm nhiều giải pháp năng lượng từ việc tái tạo năng lượng từ các chất thải do người dân và doanh nghiệp tại đô thị lớn ở Việt Nam thải ra. Ngoài ra, nhà máy khí bãi rác của chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc giảm phát khí thải nhà kính".

Đại diện công ty Watrec cũng chia sẻ về sự quan tâm đến lĩnh vực xử lý rác thải tại Việt Nam. Ông Kimmo Tuppurainen, Giám đốc Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Watrec cho biết: “Hiện nay, dự án biến đổi năng lượng từ rác thải đang được thực hiện tại Hà Nội, được xem là giải pháp tổng thể nhằm thu gom chất thải rắn đô thị tại Hà Nội, sau đó phân loại và chuyển hóa thành khí sinh học cũng như các loại vật liệu đốt khác. Những dự án này sẽ không chỉ giúp phát triển đời sống người dân Việt Nam bằng việc sản xuất năng lượng từ chất thải hữu cơ, bao gồm bùn và chất thải trong ngành công nghiệp thực phẩm, mà còn tạo nên nhiều cơ hội việc làm ổn định cho người dân”.

Có thể bạn quan tâm