Doanh số smartphone toàn cầu giảm do khủng hoảng chip

Tạp chí Nhịp sống số - Sự khủng hoảng chip toàn cầu đã ảnh hưởng đến gần như mọi ngành công nghiệp phụ thuộc vào linh kiện bán dẫn, từ card đồ họa đến ô tô. Giờ đây, nó thậm chí còn gây hại cho các nhà sản xuất smartphone.

Theo Engadget, báo cáo từ Canalys cho biết doanh số smartphone giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3/2021. Công ty nghiên cứu nói phần lớn nguyên nhân là do tình trạng thiếu linh kiện khiến các công ty này không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Doanh số smartphone toàn cầu giảm do khủng hoảng chip - ảnh 1

Doanh số iPhone trong quý 3 bao gồm khoảng một tuần bán hàng của iPhone 13

Một ước tính sơ bộ cho thấy Samsung đã xuất xưởng nhiều thiết bị nhất trong quý 3/2021 khi chiếm 23% thị phần. Tin vui với Samsung chính là thị phần của hãng không bị sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Vị trí thứ hai thuộc về Apple khi công ty tăng thị phần của mình lên 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Top 5 smartphone thuộc về bộ ba thương hiệu Trung Quốc gồm Xiaomi, Vivo và Oppo khi họ chiếm 34% thị phần. Ba công ty này đều thuộc sở hữu của tập đoàn BBK Electronics từ Trung Quốc. Khi kết hợp lại, nhóm của BBK chỉ đứng sau Samsung với tư cách là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.

Mặc dù vậy, hiệu suất của Apple rất ấn tượng khi xem xét doanh số iPhone 13 chỉ được bán trong khoảng 1 tuần của quý 3. Canalys không nói cụ thể về các con số của công ty, nhưng có khả năng sức mạnh chuỗi cung ứng của Apple đã giúp hãng phát triển mạnh trong một thị trường đầy thách thức. Công ty là một trong những khách hàng quan trọng nhất của TSMC khi chiếm một phần đáng kể sản lượng chip.

Nhà phân tích chính Ben Stanton của Canalys cho biết: “Nạn đói chipset đã thực sự đến. Ngành công nghiệp smartphone đang cố gắng tối đa hóa việc sản xuất các thiết bị tốt nhất có thể. Vấn đề là sự thiếu hụt nguồn cung dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2022”.

Theo Engadget/PCW

Có thể bạn quan tâm

Thị trường đám mây châu Á - Thái Bình Dương được dự báo có tỷ lệ tăng trưởng lớn nhất cho tới năm 2030 nhờ quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Tại thị trường Việt Nam, dự báo quy mô dịch vụ điện toán đám mây đạt hơn 1.200 triệu USD vào năm 2030.