Epson giới thiệu máy tái chế giấy cho văn phòng

Epson giới thiệu máy tái chế giấy cho văn phòng
Tạp chí Nhịp sống số - Theo Epson cho biết, PaperLab có kích thước 2,6 x 1,2 x 1,8 m. Người sử dụng chỉ cần bỏ giấy đã qua sử dụng và nhấn nút khởi động để quá trình tái chế bắt đầu. máy chỉ mất khoảng ba phút vận hành để cho ra tờ giấy đầu tiên. Công suất của PaperLab là 14 tờ

Ngay cả khi nhiều công ty và văn phòng hiện nay đều sử dụng các phương tiện kỹ thuật số như máy tính để làm việc, nhu cầu sử dụng giấy vẫn còn rất cao. Nếu mua giấy sẽ tốn một khoản chi phí khá lớn, đồng thời nếu giấy không được tái sử dụng sẽ rất lãng phí.

Giấy được thu hồi từ các văn phòng sẽ được

Epson giới thiệu máy tái chế giấy cho văn phòng

Theo Epson cho biết, PaperLab có kích thước 2,6 x 1,2 x 1,8 m. Người sử dụng chỉ cần bỏ giấy đã qua sử dụng và nhấn nút khởi động để quá trình tái chế bắt đầu. máy chỉ mất khoảng ba phút vận hành để cho ra tờ giấy đầu tiên. Công suất của PaperLab là 14 tờ giấy A4 mỗi phút tương đương với khoảng 6.720 tờ giấy trong 8 tiếng làm việc.

Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về quy trình sản xuất giấy tái chế thì bạn nên biết rằng, quy trình này tiêu tốn một lượng lớn hóa chất và nước sạch. Tuy nhiên, công nghệ có tên Dry Fiber được Epson áp dụng cho phép PaperLab có thể tạo ra giấy tái chế thậm chí không cần sử dụng đến nước.

Epson không cung cấp thông tin chi tiết về công nghệ nhưng cho biết rằng, những tờ giấy sẽ được chia nhỏ, kết hợp với các thành phần kết dính và áp lực để tạo nên các thuộc tính của giấy như màu sắc hoặc mùi hương.

Mặc dù sử dụng công nghệ Dry Fiber khiến máy dễ lắp đặt hơn nhưng thực sự, PaperLab vẫn đòi hỏi một lượng nước nhỏ vừa đủ để tạo hơi ẩm bên trong.

Theo Gizmag cho biết, PaperLab hoạt động theo một quy trình khép kín nên các tài liệu mật của văn phòng hoặc công ty có thể tiêu hủy dễ dàng và an toàn hơn bao giờ hết.

Dự kiến cỗ máy PaperLab sẽ được trưng bày tại triển lãm sản phẩm thân thiện với mỗi trường Tokyo diễn ra từ ngày 10-12/12 tới. Hãng Epson đang lên kế hoạch sẽ thương mại hóa sản phẩm tại thị trường Nhật Bản vào năm 2016. Chi tiết về sự có mặt tại các thị trường khác chưa được tiết lộ.

Nếu được áp dụng tại các văn phòng trên thế giới, cỗ máy này sẽ là một giải pháp tuyệt vời để hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nâng cao năng suất lao động.

Có thể bạn quan tâm