Nói một cách dễ hiểu, EU cho mình quyền vượt trên luật pháp nước sở tại trong việc gỡ bỏ nội dung Facebook.
Phán quyết trên bắt nguồn từ vụ việc cách đây 3 năm ở Áo. Một người dùng Facebook đăng tải bình luận về chính khách Eva Glawischnig-Piesczek mà tòa án Áo xác định mang tính phỉ báng.
Năm 2016, Glawischnig-Piesczek gửi thư cho Facebook Ireland, nơi đặt trụ sở EU của mạng xã hội này, yêu cầu xóa bình luận trên và giới hạn tiếp cận bình luận này trên toàn thế giới.
Facebook đã từ chối, Glawischnig-Piesczek lập tức đâm đơn kiện lên EU, và phán quyết được đưa ra ngày hôm qua.
Facebook hiện có khoảng 2,4 tỉ người dùng trên toàn thế giới, trong đó châu Âu có 385 triệu người dùng. Facebook cho rằng phán quyết của EU áp đặt quyền truy cập và giới hạn nội dung cho hơn 2 tỉ người dùng còn lại.
“Phán quyết làm dấy lên câu hỏi về tự do ngôn luận và vai trò của công ty Internet trong việc theo dõi, diễn đạt và loại bỏ những bình luận có thể bị coi trái luật tại quốc gia nào đó”, Facebook nói.
Mạng xã hội này cũng đồng thời cho rằng phán quyết của EU vi phạm nguyên tắc đã được thiết lập trong nhiều năm qua, rằng một quốc gia không thể áp đặt quyền và luật của mình cho quốc gia khác.