Giao dịch điện tử qua di động sẽ chiếm tới 40% vào năm 2016

Giao dịch điện tử qua di động sẽ chiếm tới 40% vào năm 2016
Tạp chí Nhịp sống số - Theo thống kê từ công ty Criteo, giao dịch điện tử qua di động chiếm tới 34% tổng các giao dịch điện tử năm 2015, và được dự báo sẽ chiếm tới 40% vào năm 2016.

Di động chiếm tới 34% tổng giao dịch điện tử toàn cầu năm 2015

Hiện nay, các thiết bị di động đã chính thức chiếm tới 34% các giao dịch điện tử toàn cầu.

Tại Châu Á, các giao dịch điện tử từ di động chiếm tới 27% tổng số giao dịch, ngang hàng với Tây Ban Nha và Ý, đứng ngay sau Mỹ. Kết quả này được tổng kết từ bản báo cáo marketing của công ty công nghệ Criteo.

Với việc sử dụng đồng thời các smartphone, máy tính và máy tính bảng để đồng thời tìm hiểu và thực hiện giao dịch, hiện nay có tới 40% các giao dịch điện tử sử dụng nhiều thiết bị.

Criteo cho biết, hiện có tới 1.4 tỷ giao dịch điện tử với giá trị hơn 160 tỷ USD mỗi năm.

Các giao dịch điện tử trên di động tại khu vực Đông Nam Á đã chiếm tới 27% tổng giao dịch điện tử toàn cầu, trong đó Indonesia chiếm 34%, Đài Loan chiếm 31% và Singapore chiếm 29%. Ngoài ra, các giao dịch điện tử được dự đoán sẽ chiếm tới 40% tổng giao dịch điện tử toàn cầu vào cuối năm 2015.

Theo Johnathan Wolf, Trưởng Bộ phận Sản phẩm của Criteo, việc người dùng chấp nhận thích nghi và sử dụng di động làm phương tiện giao dịch đã gây nên một cơn sốt trong lĩnh vực giao dịch điện tử và quảng cáo, làm hai lĩnh vực này phát triển một cách nhanh chóng.

"Các hãng kinh doanh hiện nay đã có thể đưa ra những thuật toán mới, phân tích và đưa ra chính xác các nhu cầu và thị hiếu người dùng, và việc đưa ra những quảng cáo đúng lúc cũng như thanh toán tiện lợi trên di động sẽ trở nên tối quan trọng”, Johnathan Wolf nói.

Hiện nay, các lĩnh vực có lượng giao dịch điện tử cao nhất là thời trang, trang sức và du lịch. Theo thống kê, cứ mỗi 3 giao dịch điện tử thì có 1 giao dịch liên quan tới các lĩnh vực trên.

“Đông Nam Á hiện đang là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất toàn cầu, với di động là yếu tố đi đầu, nhất là tại các quốc gia công nghệ như Indonesia và Ấn Độ. Các thị trường đang phát triển mạnh này đều ưu tiên cho di động – hầu hết người tiêu dùng sẽ mua một chiếc smartphone trước khi mua máy tính, tạo điều kiện cho lĩnh vực này liên tục phát triển. Theo Yuko Saito, Giám đốc Điều hành Criteo khu vực Đông Nam Á.

Theo thông tin dữ liệu được đưa ra, Đông Nam Á được cho là đang “theo bước” Mỹ - các trang web tương thích với di động đều có lượng truy cập gấp đôi các trang web không tương thích. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các ứng dụng di động có tỷ lệ mang tới khách hàng cao hơn so với các trang web, với hơn 50% tổng giao dịch điện tử dựa trên việc sử dụng ứng dụng mua hàng.

Theo Digitalmarket

Có thể bạn quan tâm