Giao dịch qua thanh toán điện tử mỗi ngày đạt 367.000 tỷ đồng

Giao dịch qua thanh toán điện tử mỗi ngày đạt 367.000 tỷ đồng
Tạp chí Nhịp sống số - Bình quân một ngày, số lượng giao dịch qua thanh toán điện tử đạt gần 629.000 giao dịch, giá trị trên 367.000 tỷ đồng.

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 8 tháng năm 2019 đạt trên 104 triệu giao dịch, tương ứng gần 61.000 tỷ đồng, tăng 19,57% về số lượng và 26,66% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018.

Như vậy, bình quân một ngày, số lượng giao dịch đạt gần 629.000 giao dịch, giá trị trên 367.000 tỷ đồng.

Theo ông Sơn, thời gian qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng. Tính đến cuối tháng 7/2019, cả nước có 18.841 ATM và 262.733 POS được lắp đặt. Cùng với đó, việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, cả nước có khoảng 83,3 triệu tài khoản cá nhân, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng, trong 7 tháng, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 158 triệu giao dịch, tăng 15,8%; tổng giá trị giao dịch đạt hơn 410.000 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Đặc biệt, số lượng giao dịch tài chính qua internet đạt hơn 226 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 10,9 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 51,8% và 18,3% so với 7 tháng đầu năm 2018.

Số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đđạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 2,09 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 104,9% và 155,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, ông Nghiêm Thanh Sơn cho rằng, cần hoàn thiện và triển khai các quy định về thanh toán thanh toán điện tử; Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 và đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

"Tiếp tục nâng cấp hạ tầng thanh toán, đồng thời hoàn thiện kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với những cấu phần nghiệp vụ mới; chỉ đạo triển khai và sớm đưa vào vận hành hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ vận hành 24/7, kết nối tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn; Tăng cường thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật tại các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm...", ông Nghiêm Thanh Sơn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Sacombank vinh dự nhận giải thưởng danh giá này vì những sáng kiến, sản phẩm mang tính đột phá công nghệ, đem lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.