Giúp trẻ hình thành “tường lửa thế giới quan” trên mạng

Giúp trẻ hình thành “tường lửa thế giới quan” trên mạng
Tạp chí Nhịp sống số - Đó là nội dung chia sẻ được Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung đưa ra trong sự kiện được tổ chức bởi Kaspersky Lab vào ngày 25/5 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh.

Thạc sỹ Trang Nhung nhận định: Trong một thế giới online và đa kết nối, trẻ em phải đối mặt với bốn nguy cơ chính, đó là Xâm hại thân thể - Xâm hại tình dục; Bạo lực học đường; Tự xâm hại chính thân thể của mình; và Sự xâm hại tư tưởng đến từ mạng xã hội.

Những nguy cơ đó ngày càng "nâng cấp", trong khi trẻ em chưa có khả năng nhận thức về sự biến hóa khôn lường của các yếu tố gây nguy hiểm cho bản thân. Vì vậy, việc hướng dẫn con trẻ thiết lập ranh giới cá nhân là điều cha mẹ nên làm. Và như vậy, điều quan trọng là dạy cho trẻ biết cách thiết lập cho bản thân các giới hạn, cũng như giúp hình thành “tường lửa thế giới quan” xuyên suốt từ lúc bé cho đến khi trưởng thành.

công nghệ và cuộc sống, Kaspersky Lab, tường lửa, trẻ em trên mạng xã hội, Kaspersky Safe Kids,

“Không chỉ cho trẻ thấy thế giới này chỉ toàn màu hồng hay màu xanh, hãy tập cho trẻ nhìn sự việc bằng đúng màu của từng sự việc. Từ đó, tư duy đa chiều sẽ hình thành. Trải qua quá trình lâu dài, trẻ sẽ được trang bị khả năng tự đánh giá và ra quyết định đúng đắn” - Thạc sỹ Trang Nhung nói. 

Đồng quan điểm với chuyên gia này, ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á - chia sẻ: “Làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất, đặc biệt là với việc internet ngày càng bùng nổ trong cuộc sống ngày nay. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ hiện đại nên tự tìm ra cho mình công cụ phù hợp nhất để bảo vệ con trẻ trước những nguy hiểm trực tuyến”.

Ông cho biết, Kaspersky Safe Kids tích hợp những tính năng hỗ trợ các bậc phụ huynh giám sát hoạt động trực tuyến của con trẻ mà không cần quá “tọc mạch”. Chẳng hạn như họ có thể sử dụng phần mềm này để quản lý thời gian sử dụng màn hình và sử dụng từng ứng dụng cụ thể; nhận được báo cáo về các hoạt động công khai trên mạng xã hội Facebook (bao gồm các bài đăng của trẻ và bạn bè mới được thêm vào); chặn truy cập vào các trang web và nội dung người lớn... hay chia sẻ lời khuyên của chuyên gia và lời khuyên từ các nhà tâm lý trẻ em trên các chủ đề trực tuyến.

Không chỉ áp dụng trên môi trường trực tuyến, với Kaspersky Safe Kids, cha mẹ còn có thể bảo vệ trẻ trong thế giới thực bằng một số cách thức như: Sử dụng trình theo dõi GPS để bạn có thể xác định vị trí của trẻ trên bản đồ trực tuyến trong thời gian thực; Cho phép xác định một khu vực an toàn để trẻ có thể ở lại và cảnh báo bạn ngay lập tức nếu con bạn bước ra khỏi vùng an toàn đó; thông báo khi thiết bị sắp hết pin để bạn có thể cảnh báo trẻ cắm sạc...

Với cách thức như vậy, ông Yeo Siang Tiong cho rằng, cha mẹ có thể cân bằng được việc dạy cho trẻ nhiều điều bổ ích, nhưng cũng có thể cho trẻ được tự do trải nghiệm, vận dụng các kỹ năng đó trong môi trường trực tuyến cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

 

Có thể bạn quan tâm