Gojek triển khai biển quảng cáo phát tiếng rao hàng

Gojek triển khai biển quảng cáo phát tiếng rao hàng
Tạp chí Nhịp sống số - Gojek vừa triển khai các biển quảng cáo tĩnh ngoài trời phát ra tiếng nói tại Hà Nội và TP.HCM, trở thành thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng loại hình quảng cáo ngoài trời mới này.

Đây cũng là lần đầu tiên một nền tảng thương mại điện tử đưa tiếng rao vào biển quảng cáo tĩnh, nhằm tìm kiếm sự giao thoa giữa truyền thống với hiện đại, giữa con người và công nghệ.

Biển quảng cáo tĩnh ngoài trời phát ra tiếng nói của Gojek được đặt tại 8 địa điểm có mật độ giao thông đông đúc ở TP.HCM và Hà Nội. Cứ ba phút một lần, biển quảng cáo sẽ lên tiếng “Đủ món bạn mê, GoFood đê”, từ 8 đến 9 giờ và từ 19 đến 20 giờ hằng ngày. Xen kẽ giữa tiếng rao là phần nhạc chờ với các bản nhạc nhẹ không lời thư giãn.

Về mặt hình ảnh, các biển quảng cáo ở các địa điểm khác nhau có các nội dung khác nhau, nhưng đều xoay quanh việc dặn dò người dân không bỏ bữa, với cách truyền đạt thông điệp dí dỏm, nhẹ nhàng.

Biển quảng cáo tĩnh ngoài trời phát ra tiếng nói của Gojek là hoạt động sáng tạo thuộc chương trình ưu đãi lớn mùa hè 2022 kéo dài từ ngày 18/7 đến 31/8, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nhiều món ăn ngon với giá cả phải chăng trên GoFood, đồng thời kích cầu để hỗ trợ các nhà bán hàng khôi phục kinh doanh, nhất là sau ảnh hưởng của đại dịch.

Bà Phi Khánh Lê, Giám đốc Marketing của Gojek Việt Nam, cho biết: “Biển quảng cáo tĩnh ngoài trời phát ra tiếng nói của Gojek lấy cảm hứng từ tiếng rao quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ, khi tiếng rao đời thường ngày càng mai một, chúng tôi hy vọng thông qua hình thức quảng cáo mới này để tìm kiếm điểm giao thoa giữa truyền thống với hiện đại, giữa công nghệ với con người”.

Có thể bạn quan tâm

Keysight Technologies vừa cùng Credo Semiconductor thiết lập một cột mốc mới khi cùng nhau phát triển một nền tảng thử nghiệm chung, có thể đo lưu lượng Ethernet lớp 2 với tốc độ đường truyền toàn phần đạt 1,6 terabit (T) đầu tiên trên thị trường.