Google cho biết, từ ngày 7/4, hãng đã làm việc với các bên thứ ba là PolitiFact và Snopes để kiểm tra độ tin cậy của hàng triệu thông tin được tìm kiếm mỗi ngày.
Theo đó, Google sẽ cung cấp một tính năng mới dưới dạng tag, giúp người dùng có thể kiểm tra nhanh về chất lượng của các thông tin khi tìm kiếm.
Google cho biết, hãng sẽ cùng các đối tác xếp hạng và khuyến cáo người dùng những thông tin có tính xác thực cao từ báo chí thay vì những nguồn khác.
Một điều thú vị trong tính năng mới của Google là việc biên tập lại thông tin sẽ không bị kiểm soát bởi một công ty hay uỷ ban độc lập. Thực tế, tính năng mới cho phép người viết hay các đơn vị phát hành tin tức giám sát chất lượng của nội dung.
Tính năng mới xuất hiện trên Googel cũng giúp người dùng có thể đặt câu hỏi về những dữ liệu mà không đồng ý, tương tự như với người dùng hay làm với trang Wikipedia.
"Việc kiểm tra không phải là Google mà nó đưa ra cơ hội cho phép người dùng có thể đưa ra những kết luận có hiểu biết hơn. Mặc dù có nhiều kết luận được đưa ra nhưng chúng tôi tin rằng, vẫn hết sức hữu ích nếu mọi người có thông tin rõ rang hơn về nguồn tin cũng như tính xác thực của thông tin", Google chia sẻ trên blog của hang.
Thực tế Google đã giới thiệu tính năng Fact Check ở Mỹ và Anh từ tháng 10 năm ngoài. Hiện tại tính năng này đã có mặt trên Google toàn cầu.
Nhiều ông lớn tuyên chiến với "fake news" (tin tức giả mạo)
Tháng 12 năm ngoái, Facebook cũng đã ra mắt công cụ chống tin giả nhằm ngăn chặn "làn sóng fake news" trên mạng xã hội lớn nhất thế giới, khiến hãng này hứng chịu hàng loạt chỉ trích.
Theo đó, sau khi người dùng đánh dấu nghi vấn đối với thông tin, nó sẽ được gửi tới các tổ chức kiểm chứng. Nếu được xác định là bịa đặt, thông tin sẽ được gắn mác "bị nghi ngờ" và đẩy xuống dưới dòng tin tức của người dùng.
Mặc dù đã có hành động cụ thể nhưng các chuyên gia nhận định, tác động từ bước đi của Facebook đối với tình trạng tràn lan thông tin thất thiệt là không rõ ràng. Bởi vấn đề này không giới hạn trong mạng xã hội, mà có cả một hệ sinh thái những kẻ tạo ra tin tức giả mạo sống nhờ vào quảng cáo trực tuyến, và có thể sử dụng các nền tảng khác để truyền bá sản phẩm của mình.