Hệ sinh thái TMĐT "chuyển mình" cùng thời cuộc

Hệ sinh thái TMĐT
Tạp chí Nhịp sống số - Những đổi mới từ các bên liên quan - trong đó có các đơn vị chuyển phát nhanh - tạo ra tác động tích cực cho toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm cả nhà đầu tư, người bán, người mua…

Hệ sinh thái TMĐT chuyển mình

Thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo, đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT đứng thứ 3 khu vực ASEAN.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường TMĐT, các bên trong hệ sinh thái cũng buộc phải có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường. Cụ thể hơn, sự đổi mới sáng tạo từ các bên liên quan - tiêu biểu như đơn vị chuyển phát nhanh - sẽ tác động tích cực lên toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm cả nhà đầu tư, người bán, người mua…

Liên quan đến chủ đề này, trong Chuỗi tọa đàm trực tuyến "Chỉ dẫn đỏ", tại chủ đề "Sáng tạo trong chuyển phát và lợi ích cho khách hàng", ông Đỗ Hữu Hưng - Tổng giám đốc AccessTrade - khẳng định: "Doanh nghiệp nào thích nghi nhanh thì mới có thể sống sót và phát triển tốt, còn không sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và có thể biến mất trên thị trường". 

Minh chứng cho điều này, có thể thấy hệ sinh thái TMĐT có nhiều bước chuyển mình tích cực, với các dịch vụ mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù cho nhiều bên. Có thể kể đến dịch vụ J&T Fresh đã hỗ trợ bà con nông dân tìm đầu ra cho nguồn hàng nông sản và bán hàng trực tuyến, đồng thời cung cấp thêm một kênh mua thực phẩm tươi sống đảm bảo chất lượng trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp cho người tiêu dùng. Hay các dịch vụ nhận hàng tại nhà, tính năng theo dõi trực tiếp tiến độ đơn hàng qua ứng dụng công nghệ... Nhờ đó, chủ doanh nghiệp hay người bán hàng trực tuyến có thể mở rộng tệp khách hàng quốc tế cũng như tiếp cận nguồn hàng phong phú từ khắp nơi trên thế giới.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ

Trong lĩnh vực chuyển phát, thời gian giao hàng, cách thức đóng gói, cũng như tình trạng nguyên vẹn của kiện hàng là các yếu tố tiên quyết trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ các thương hiệu chuyển phát nhanh đối với người dùng. Trước đây, việc phân loại thủ công bằng tay tiềm ẩn nguy cơ thất lạc, chậm trễ và sai sót trong khâu giao hàng. Để giải quyết vấn đề này, một số đơn vị chuyển phát nhanh đã đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý và giảm thiểu sai sót.

Đơn cử, J&T Express là một trong những doanh nghiệp tích cực tìm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Với 36 trung tâm trung chuyển được ứng dụng công nghệ hiện đại trong từng khâu giao nhận, J&T Express đều đầu tư hệ thống phân loại thông minh DWS và băng chuyền ma trận tự động. Chỉ tính riêng tại trung tâm trung chuyển số 37 khi dần đi vào vận hành, hơn 2 triệu kiện hàng có thể được xử lý nhanh chóng mỗi ngày với độ chính xác cao so với việc phân loại thủ công bằng tay trước đây.

Dưới góc độ người tiêu dùng, quá trình nhận hàng được đẩy nhanh và chính xác cũng giúp nâng cao sự hài lòng đối với các đơn vị vận chuyển. Khi trải nghiệm của khách hàng được nâng cao, người bán trực tuyến và các đơn vị liên quan (đơn vị thanh toán, sàn thương mại, logistic…) cũng sẽ được hưởng lợi và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Cùng đó, mô hình nhượng quyền thương hiệu từ J&T Express giúp nhà đầu tư giảm chi phí không tên, rút ngắn quá trình tự xây dựng, vận hành một bưu cục mới từ A-Z. Rủi ro trong giai đoạn đầu khởi nghiệp cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể, với lộ trình mở bưu cục bài bản cùng sự hỗ trợ 24/7 từ J&T Express. Hơn thế nữa, nhờ được thừa hưởng tệp khách hàng có sẵn từ J&T Express, chủ bưu cục có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng, cũng như dễ dàng đầu tư thêm bưu cục nhượng quyền trên nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Ngoài ra, các đơn vị trong ngành cũng mở rộng hợp tác, liên kết với các phần mềm quản lý bán hàng, nền tảng công nghệ thứ 3... nhằm tối đa hóa lợi ích cho người dùng dịch vụ. Nổi bật trên thị trường có thể kể đến màn hợp tác giữa J&T Express với Phần mềm Quản lý bán hàng UPOS, Sapo, nền tảng công nghệ Haravan, công cụ hỗ trợ quản lý đa kênh Pancake hay phần mềm cung cấp giải pháp bán hàng KiotViet… Với mô hình hợp tác win-win này, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận "chéo" lượng lớn khách hàng của nhau để cùng phát triển.

Có thể bạn quan tâm