Hơn 70.000 học sinh Việt Nam hưởng ứng giờ lập trình (Hour of Code)

Hơn 70.000 học sinh Việt Nam hưởng ứng giờ lập trình (Hour of Code)
Tạp chí Nhịp sống số - Sau hơn một tháng phát động, chiến dịch Giờ lập trình (Hour of Code) lần thứ 4 tại Việt Nam đã được ghi nhận con số kỷ lục với hơn 70.000 học sinh, 800 giáo viên tại gần 400 trường phổ thông, trên 16 tỉnh thành trên cả nước hưởng ứng.

Phiên bản lập trình mô phỏng MineCraft (Hero’s Journey) được sử dụng trong chiến dịch Giờ Lập trình 2017, với thiểt kế thân thiện và trực quan đã có sức lan tỏa đặc biệt tới cộng đồng học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn, nơi có điều kiện học tập hạn chế so với các khu vực thành thị. Nhiều trường học chỉ có một phòng máy với 5-6 máy tính. Em Nguyễn Thị Tâm – học sinh lớp 6, người dân tộc  thiểu số Xê Đăng, trường Phổ thông DTBT THCS Trà Mai (Quảng Nam) hào hứng chia sẻ: “Em rất ít khi được tiếp xúc với máy tính, trước đây em nghĩ chỉ các bạn nam mới giỏi máy tính nhưng lần này thì em và các bạn đều rất thích và cảm thấy rất vui vì đã hoàn thành được các yêu cầu của bài học và nhận được giấy chứng nhận.”

Phiên bản lập trình mô phỏng MineCraft (Hero’s Journey) được sử dụng trong chiến dịch Giờ Lập trình 2017, với thiểt kế thân thiện và trực quan đã có sức lan tỏa đặc biệt tới cộng đồng học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn, nơi có điều kiện học tập hạn chế so với các khu vực thành thị. Nhiều trường học chỉ có một phòng máy với 5-6 máy tính. Em Nguyễn Thị Tâm – học sinh lớp 6, người dân tộc  thiểu số Xê Đăng, trường Phổ thông DTBT THCS Trà Mai (Quảng Nam) hào hứng chia sẻ: “Em rất ít khi được tiếp xúc với máy tính, trước đây em nghĩ chỉ các bạn nam mới giỏi máy tính nhưng lần này thì em và các bạn đều rất thích và cảm thấy rất vui vì đã hoàn thành được các yêu cầu của bài học và nhận được giấy chứng nhận.”


Nữ sinh với lập trình

Đối với các em học sinh dân tộc thiểu số Khmer, trường PT DTNT huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng), do thời gian cũng như phòng máy hạn chế, các em học sinh đã phải chia ca và thay phiên nhau đi ăn trưa để tranh thủ tham gia Giờ Lập trình. Cô Trần Anh Thư – giáo viên trực tiếp hướng dẫn chia sẻ “Học sinh rất hào hứng và các em hiểu rất nhanh về các khái niệm lập trình chỉ trong một giờ đồng hồ nên tôi không nỡ để cho em nào không được tham gia, tôi cho phép các em học giờ trưa, học theo nhóm hoặc cứ có tiết trống là xin cho các em thực hành.”


Trưng bày Khoảnh khắc ấn tượng Giờ Lập trình 2017 tại Diễn đàn Giáo dục sáng tạo E2 Việt Nam

Sự hưởng ứng rộng rãi Giờ Lập trình 2017 tại Việt Nam là kết quả chung tay trong việc nỗ lực nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục khoa học máy tính của cộng đồng đông đảo các tổ chức xã hội, nhà trường, giáo viên, tình nguyện viên đến từ 16 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long và TP.Hồ Chí Minh. Tại chiến dịch này, các nhà giáo dục, giáo viên và tình nguyện viên đã dành một giờ để tạo động lực, truyền cảm hứng và giải thích cho học sinh hiểu về vai trò của khoa học máy tính trong việc hình thành cách tư duy sáng tạo, logic, lý luận phân tích và cách giải quyết các vấn đề phức tạp; đồng thời học sinh được tìm hiểu về các khái niệm lập trình cơ bản như các vòng lặp, sửa lỗi và các nhóm lệnh chức năng thông qua lập trình khối lệnh trực quan.

Bà Lê Hồng Nhi, phụ trách khối Quan hệ Cộng đồng, Microsoft Việt Nam chia sẻ: “Công nghệ số đã thâm nhập vào mọi khía cạnh trong đời sống kinh tế xã hội,  trong khi cơ hội học tập về khoa học máy tính đối với thanh thiếu niên Việt Nam đặc biệt ở vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Microsoft mong muốn góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận tốt hơn với cuộc cách mạng số bằng cách thúc đẩy niềm đam mê công nghệ cho các em ngay từ lứa tuổi nhỏ. Mỗi trẻ em, không phụ thuộc vùng miền, độ tuổi hay giới tính, đều xứng đáng có cơ hội tiếp cận với khoa học máy tính để sẵn sàng cho những nghề nghiệp tốt nhất trong thế kỷ 21.”

Bà Ngô Minh Trang, Phó giám đốc Vietnet-ICT cho biết: “Đây là lần thứ tư Giờ Lập trình được Microsoft và Vietnet-ICT triển khai tại Việt Nam cùng với các đối tác và cũng là năm phá kỷ lục về số lượng người tham gia. Điều đó cho thấy rằng mức độ quan tâm, nhu cầu về giáo dục khoa học máy tính ngày càng tăng trong cộng đồng, cũng như cho thấy sự ủng hộ của các đơn vị quản lý, các nhà trường và thầy cô giáo. Hy vọng rằng chiến dịch này sẽ tiếp tục được triển khai và hưởng ứng rộng rãi trong các năm sau để khoa học máy tính hay tư duy lập trình dần trở thành một kiến thức phổ thông và trang bị những kỹ năng làm việc cần thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam”.

Thông qua việc phát động Giờ Lập Trình, Sân chơi Giao lưu sản phẩm CNTT 2017 của dự án YDI cũng đã được khởi động nhằm mục đích tập hợp và tôn vinh các sản phẩm CNTT và Khoa học máy tính xuất sắc của học sinh trong dự án, 68 tập thể và cá nhân đã được xét trao giải nhằm động viên, khích lệ và chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng. Lễ trao giải của dự án vừa được diễn ra tại Hà Nội và Hồ Chí Minh cuối tháng 1 năm 2018.

Chiến dịch Giờ lập trình (Hour of Code)  lần thứ 4 tại Việt Nam, thuộc khuôn khổ dự án “Tăng cường kỹ năng công nghệ thông tin cho giới trẻ hội nhập và phát triển – giai đoạn 2” (YouthSpark Digital Inclusion – viết tắt là YDI) do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Microsoft Việt Nam và Trung tâm công nghệ thông tin – truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) phối hợp triển khai

Có thể bạn quan tâm