Trong chương trình phát triển giai đoạn năm năm tiếp theo, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc Huawei đặt mục tiêu tăng cường đầu tư, Phó Chủ tịch Ken Hu chia sẻ tại một hội nghị thường niên. Đây là vấn đề cấp bách đối với Huawei trước nguy cơ mất quyền truy cập vào các hệ điều hành và ứng dụng của các công ty công nghệ Mỹ, trong đó có Google.
Huawei đang tăng tốc tiếp cận thị trường sau khi chính quyền Trump áp đặt lệnh trừng phạt, đồng thời khuyến khích các đồng minh chấm dứt giao dịch đối với công ty này với cáo buộc phần mềm của công ty này hỗ trợ hoạt động gián điệp của Bắc Kinh. Theo đó, việc trao đổi buôn bán của Huawei đối với các công ty công nghệ Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Đứng trước tình hình đó, Huawei đã đề nghị bán bản quyền công nghệ 5G của mình với mong muốn tạo ra các đối thủ cạnh tranh, nhằm định hướng các nền kinh tế hiện đại trong tương lai, và để chứng tỏ rằng thiết bị của mình không hề có lỗ hổng bảo mật.
Trước đó, Huawei đã ký hơn 60 hợp đồng thương mại nhằm xây dựng hệ thống không dây thứ 5 này trên toàn cầu. Bản thân Trung Quốc cũng đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên cho việc triển khai công nghệ 5G vào giữa năm tới.
Hiện công ty đang phát triển các lựa chọn thay thế để tránh bị lệ thuộc vào công nghệ của Hoa Kỳ, giúp doanh nghiệp mạng lớn nhất thế giới này đứng vững trên thị trường công nghệ. Một phần trong đó liên quan đến việc đảm bảo một cộng đồng cạnh tranh công bằng giữa các đối tác.
Theo đó, Huawei đã thiết lập một chương trình dành cho các nhà phát triển để khuyến khích các bên tạo ứng dụng cho các dịch vụ do Huawei cung cấp, bao gồm cả hệ điều hành điện thoại thông minh home-made mới ra mắt của công ty đó là HarmonyOS.
Khách hàng và toàn bộ nền công nghiệp sẽ là động lực cạnh tranh công bằng cho các nhà sản xuất công nghệ để tạo ra các sản phẩm tốt nhất, đó cũng là điều Huawei mong muốn.