he Verge cho biết rằng bộ nhớ lưu trữ trên iPhone được mã hóa mạnh mẽ. Và nếu không có mật mã hay vân tay, sẽ chẳng có cách nào để vượt qua màn hình khóa. Nếu chiếc điện thoại bị tắt nguồn hay không sử dụng trong vòng 48 giờ, nó sẽ bị khóa chặt hơn nữa, đó là việc yêu cầu mật khẩu để khởi động lại máy. Đây là một vấn đề cực kì lớn cho nạn trộm cắp điện thoại. Và như trường hợp vụ khủng bố San Bernardinho trước đây, điều này cũng sẽ làm khó cho các thi hành pháp luật. Vẫn có thể lấy dữ liệu đám mây được lưu trữ trên các máy chủ của Apple và bất cứ dữ liệu nào được điều khiển bởi một ứng dụng. Thế nhưng, nếu nó được lưu trữ trên mỗi bộ nhớ trên iPhone, thật khó để người khác lấy chúng ra mà không có sự cho phép của bạn.
Với hệ thống bảo mật ở hiện tại, kẻ trộm cũng như các chuyên gia số đã phải chuyển sang hệ thống sao lưu tự động của iPhone, cách dễ nhất. Nếu chiếc điện thoại của bạn đã "đăng kí" máy tính bạn đang sử dụng là thiết bị tin cậy, nó có thể tạo ra một bản sao lưu tự động từ chiếc máy tính này. Về cơ bản, nó sẽ xuất toàn bộ dữ liệu, gói gọn trong một file và lưu trữ trên máy trính. Thậm chí, nếu chiếc máy tính đó không phải là thiết bị tin cậy, tất cả bạn cần để nó "được tin cậy" chính là truy cập bằng vân tay. Mà vân tay có thể bị đánh lừa dễ dàng hoặc in dấu vân tay bằng công nghệ in 3D. Một khi bạn thực hiện lệnh đăng nhập này, bạn có thể kết nối với chiếc điện thoại và xuất dữ liệu.
Và một khi chiếc máy tính này được đăng ký như thiết bị tin cậy cho iPhone, nó có thể xuất các bản sao lưu ra bất kì lúc nào trong tương lai, thậm chí là chẳng cần đến việc đăng nhập.
Quá trình thiết lập một thiết bị tin cậy hiện cũng mất vài thao tác, và với iOS 11, hệ thống sẽ trở nên chặt chẽ hơn. Một bài đăng mới từ ElcomSoft (công ty tạo ra phần mềm xuất dữ liệu cho các chiếc điện thoại được kết nối với máy tính) giải thích về tính năng trên iOS 11 sẽ khiến cho hệ thống an toàn hơn. Từ giờ, để thiết lập tin cậy thì bạn sẽ cần đến mật khẩu đầy đủ, giống như khi bạn mở chiếc điện thoại sau khi khởi động lại. Điều này có vẻ nhỏ, thế nhưng là một vấn đề nghiêm trọng cho cảnh sát. Hiện tại cảnh sát có quyền yêu cầu dấu vân tay để mở máy, nhưng mật khẩu là một vấn đề khác.
Tóm lại, nếu kẻ xấu giả mạo được dấu vân tay, họ vẫn có thể đăng nhập vào chiếc máy (miễn là nó không bị khóa từ xa), và có thể truy cập ứng dụng hay lấy dữ liệu ra. Nhưng việc sao lưu dữ liệu vào một thiết bị tin cây là một quy trình trong việc điều tra, và đó là một trong số ít những cách mà các chuyên gia đảm bảo rằng họ đã lấy hết được dữ liệu. Trong iOS 11, điều này sẽ khó thực hiện hơn nếu không có sự cấp phép của người dùng. Điều này làm cuộc tranh luận mã hóa ngày càng nóng hơn.
Vẫn chưa rõ chính xác lý do tại sao lại có sự thay đổi này. Các tin rò rỉ cho biết rằng chiếc iPhone tiếp theo sẽ bị loại bỏ cảm biến vân tay TouchID và đây có thể là lý do tại sao Apple thực hiện thay đổi này.