Kỷ lục truyền dữ liệu qua cáp quang với tốc độ 1.125 Tbps

Kỷ lục truyền dữ liệu qua cáp quang với tốc độ 1.125 Tbps
Tạp chí Nhịp sống số - 1.125 Tbps là tốc độ truyền dữ liệu qua cáp quang nhanh nhất thế giới hiện nay giữa 2 bộ thu phát duy nhất vừa được thực hiện thành công bởi các nhà khoa học Anh.

Kỷ lục truyền dữ liệu qua cáp quang với tốc độ 1.125 Tbps

So với tốc độ mạng trung bình 24 Mbps thì tốc độ này nhanh hơn gần 50.000 lần và để dễ hình dung, nó tương đương với tốc độ 140 GB/s khi chúng ta tải data về máy tính.

Trước giờ thì hệ thống truyền thông quang học luôn được đánh giá cao bởi khả năng truyền dữ liệu siêu nhanh bằng cách gởi các xung ánh sáng thông qua một sợi cáp quang thay vì dùng dòng điện để truyền thông tin. Ở mức độ cơ bản nhấp, người ta dùng một bộ phát, thí dụ như các diode phát quang để chuyển đổi và truyền tín hiệu điện tử thành tín hiệu ánh sáng và một bộ thu với nhiệm vụ chuyển ngược lại tín hiệu quang thành tín hiệu điện.

Và để đẩy tốc độ nhanh hơn nữa, các nhà khoa học tại Đại học London dẫn đầu bởi Robert Maher đã thiết lập một hệ thống mới để kết hợp 15 lênh khác nhau để gởi dữ liệu, mỗi kênh mang 1 tín hiệu quang với 1 bước sóng riêng. Một khi thông tin được đưa tới đích, chúng sẽ được tái hợp lại và đưa vào một bộ thu với băng thông cực cao để xử lý. Nhóm nghiên cứu gọi hệ thống 15 kênh này là "siêu kênh" - một giải pháp giúp họ có thể đạt tốc độ cao tới 1.125 Tbps như lần này.

Maher cho biết: "Việc sử dụng bộ thu băng thông cực lớn cho phép chúng tôi có thể nhận được tín hiệu cùng lúc tứ toàn bộ các kênh. Các siêu kênh này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với hệ thống truyền dữ liệu quang học, cho phép truyền khối lượng dữ liệu cực lớn giữa các thành phố, các quốc gia và thậm chí là giữa các châu lục. Tuy nhiên, việc sử dụng 1 bộ thu duy nhất có thể thay đổi mức hiệu suất của từng kênh quang học, do đó chúng tối phải tối ưu hóa cả định dạng biến điệu và tỷ lệ mã hóa cho từng kênh quang riêng biệt để tối đa hóa tốc độ truyền thông tin của toàn hệ thống. Kết quả lần này là tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất từng được ghi nhận mà chỉ sử dụng 1 bộ thu duy nhất."

Hiện công nghệ siêu kênh nói trên vẫn chưa thương mại hóa, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục phát triển tiếp và để được áp dụng ngoài thực tế, họ còn phải chứng minh hệ thống vẫn đảm bảo tốc độ tương tự khi truyền dữ liệu đường dài. Điều này là đầy thách thức khi mà tín hiệu quang có nguy cơ bị méo khi truyền qua quãng đường lên tới hàng ngàn km sợi cáp quang và họ phải tìm cách giải quyết được điều đó. Dù vậy, mong rằng công nghệ này sẽ sớm được áp dụng để chúng ta có tốc độ mạng nhanh mà xài.

 

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.