Làm gì để nhân viên cảm thấy "cân bằng"?

Làm gì để nhân viên cảm thấy
Tạp chí Nhịp sống số - Người lao động ở Hồng Kông đang đứng đầu danh sách về thời gian làm việc trung bình, với 77% số người được hỏi cho biết họ luôn phải nghe điện thoại ngay trong kỳ nghỉ.

Cụ thể, so với mức trung bình thế giới là 48% (như kết quả nghiên cứu của tạp chí Wall Street), người lao động ở Hồng Kông đang đứng đầu danh sách về khối lượng thời gian làm việc trung bình, với 77% số người được hỏi cho biết họ luôn phải nghe điện thoại ngay trong kỳ nghỉ.

Theo kết quả nghiên cứu của tạp chí Wall, so với mức trung bình thế giới là 48% (Xếp ngay sau Hồng Kông trong danh sách này lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore, với khoảng 49% người lao động  được hỏi cho biết họ cảm thấy bị trói buộc bởi những công việc văn phòng số, theo Báo Cáo Lao Động của Randstad.

Còn theo một khảo sát gần đây của Regus, 75% người lao động được hỏi tại Trung Quốc cho biết mức độ căng thẳng trong công việc của họ đã tăng lên đáng kể trong năm vừa qua.

Đề cập đến vấn đề này, ông Yazad Dalal – Phụ trách Quản trị

Chỉ số “Cân bằng giữa công việc và cuộc sống” được đo đạc dựa trên các yếu tố như số giờ làm việc, khả năng hỗ trợ từ doanh nghiệp và chính sách nghỉ phép. Nhưng trong thực tế, những định lượng này vô cùng đa dạng, tùy thuộc đặc biệt vào tính chất tôn giáo và thế hệ. Tại Châu Á- Thái Bình Dương, cuộc sống – công việc thường được ngầm hiểu là sự cân bằng giữa thời gian cho công việc và gia đình. Không giống như  các nước phương Tây, khái niệm “gia đình” được giới hạn trong phạm vi “gia đình hạt nhân”: cuộc sống hôn nhân và chăm sóc con cái. Trong xã hội Châu Á, phạm vi gia đình được mở rộng hơn, nơi người lao động trẻ vẫn thường sống chung với ông bà hoặc những họ hàng lớn tuổi. Chính vì vậy mà hoàn thành những nghĩa vụ gia đình thường đóng một vai trò tương đối quan trọng, tương đương hoặc thậm chí nặng nề hơn hoạt động xã hội của họ.

Trong một nghiên cứu của Universum về những ưu tiên trong cuộc sống của công dân thế hệ trẻ 8x trên toàn thế giới, gần như tất cả những người được hỏi đều đồng ý rằng thời gian dành cho gia đình là ưu tiêu số một, sau đó mới đến những sự phát triển và học tập cá nhân;thu nhập và tiền bạc bất ngờ xếp cuối cùng trong danh sách ưu tiên.

Cụm từ “Cân bằng cuộc sống - công việc” được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Singapore và Google Hồng Kông. Trong khi đó, người lao động Châu Âu lại có cách tiếp nhận sức ép rất khác biệt, họ không tìm kiếm và thảo luận về chủ đề này một cách thường xuyên. Thay vào đó là sự khác biệt trong nhận thức của người Á – Âu về những ưu tiên trong cuộc sống. Một ví dụ điển hình là người châu Âu không bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng câu hỏi xã giao: “Dạo này bạn thế nào?” như cách thường thấy ở Singapore, New York hay Mumbai.

“Xin hãy liên hệ lại với tôi sau bốn tuần nữa. Hiện tại tôi đang trong kỳ nghỉ” - Là một email thông báo tự động rất thường thấy ở Thụy Điển, nhưng lại rất hiếm gặp ở Hồng Kông hay San Francisco. Ghé thăm Paris vào tháng 8, đừng ngạc nhiên trước sự vắng vẻ gần như hoàn toàn của thành phố: Kỳ nghỉ đã bắt đầu.

Ở những nơi mà “hiện tượng  thành phố vắng vẻ” hiếm khi xảy ra, một số chính phủ các nước đã thật sự vào cuộc: Họ thuyết phục các công ty về lợi ích của “Một cuộc sống cân bằng” cho nhân viên. Bộ Lao Động Singapore (MOM) hiện đang tập trung phát triển Những Chiến Lược Cân Bằng Giữa Cuộc Sống và Công Việc, mang lại lợi ích chung cho cả đơn vị tuyển dụng và lực lượng lao động. Theo đó, họ phân loại những “chiến lược” giúp cân bằng cuộc sống và công việc thành ba loại: (1) những thỏa thuận linh hoạt hơn trong công việc, (2) nhiều quyền lợi về ngày nghỉ hơn cũng như (3) xây dựng những kế hoạch hỗ trợ nhân viên một cách hiệu quả hơn. Chính phủ Singapore thậm chí còn tài trợ SGD$120,000 cho những công ty quyết tâm phát triển những lựa chọn công việc linh hoạt cho người lao động.

Bộ Lao Động Singapore bảo vệ lập luận của họ bằng một nghiên cứu được thực hiện bởi Liên Đoàn Lao Động Quốc Gia Singapore (SNEF). Nghiên cứu này chỉ ra rằng với mỗi $1 đầu tư vào chương trình cân bằng cuộc sống công việc, các công ty sẽ thu lại được $1.68. Nhưng có lẽ bằng chứng dễ nhận thấy nhất về giá trị kinh doanh trong nền kinh tế dịch vụ này chính là: “nhân viên vui vẻ, khách hàng hài lòng”.

Có thể bạn quan tâm