Mặt trái của internet: Con người hoài nghi chính mình

Mặt trái của internet: Con người hoài nghi chính mình
Tạp chí Nhịp sống số - Trong số 100 người được hỏi những câu hỏi đơn giản thì đến một nửa cần kiểm tra lại trên Internet và khoảng 5% trong số đó trả lời rằng họ không có câu trả lời. Đây không chỉ là lỗ hổng kiến thức, mà còn là "mặt trái" của internet tác động lên con người.

Internet làm con người hoài nghi nhiều hơn

Nghiên cứu do Đại học Waterloo (Canada) thực hiện gần đây đã chỉ ra những người thường xuyên truy cập Internet có xu hướng kiểm tra lại câu trả lời cho những câu hỏi kiến thức chung mà có thể họ đã biết.

Cụ thể, trong số 100 người được hỏi những câu hỏi đơn giản như “Thủ đô nước Pháp là gì?” hoặc “Đại dương nào lớn nhất?” thì đến một nửa cần kiểm tra lại trên Internet và khoảng 5% trong  số đó trả lời rằng họ không có câu trả lời.

Theo nhà tâm lý học Evan Risko, con người ngày càng coi Internet giống như một người bạn thông thái. Do đó, nếu có cơ hội để kiểm tra lại câu trả lời một cách dễ dàng và trong tầm tay thì tại sao lại không tận dụng?! Tuy nhiên, cách hoạt động bộ não như vậy khiến con người dần cảm thấy mình biết nhiều hơn những gì chúng ta thực sự biết.

Theo Tiến sĩ Matthew Fisher, thời gian tìm kiếm và lướt qua các câu trả lời mà chúng ta chưa thực sự chắc chắn làm cho chúng ta có cảm giác mình thông minh hơn. Nhưng sự thật là càng dựa vào Internet như một cách lưu trữ bộ nhớ, chúng ta càng không thể phân biệt được kiến thức chúng ta thực sự có được là những gì.

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.