Messi đá hỏng Penalty cũng là... chuyện của khoa học

Messi đá hỏng Penalty cũng là... chuyện của khoa học
Tạp chí Nhịp sống số - Sau khi Messi đá hỏng quả Penalty định mệnh, người ta đã không nghĩ rằng những cú sút 11 mét đều là sự may rủi. Dưới con mắt phân tích khoa học, điều này dần hiện ra một cách rõ nét.

Messi vừa đá hỏng quả phạt 11m trong loạt sút luân lưu cân não khiến Argentina đánh mất luôn cúp vô địch Copa America 2016 vào tay Chile đầy cay đắng. Trước đó, Mesut Ozil - ông hoàng kiến tạo - cũng vừa đá hỏng quả phạt đền trong trận 1/8 với Slovakia một cách khó hiểu.

Khoa học lý giải điều này như thế nào?

Nhiều người theo thói quen vẫn nói rằng việc sút luân lưu là “may mắn”, tuy nhiên, thực tế thì không hẳn là như vậy. Cũng vào tuần này của 40 năm trước, Antonin Panenka đã “phát minh” ra một cú đá 11m làm ngỡ ngàng thủ môn đối phương, góp phần giúp đội tuyển Tiệp Khắc (cũ) thắng Tây Đức 5-3 sau khi đã hòa 2-2.

Khi giới chuyên môn dùng đến từ “phát minh”, điều đó có nghĩa là, việc thực hiện những cú đá 11m cũng cần đến… khoa học, khi mà may mắn chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Kể từ thời điểm năm 1976 đó đến nay, có thêm 14 trận đấu tại các VCK Euro phải giải quyết bằng loạt đá penalty, trong đó, 3 giải đấu gần đây đều có 2 trận.

Messi đá hỏng Penalty: Không phải do may rủi

Đá phạt đền là trò chơi cân não

Tại VCK năm nay, việc mở rộng số đội và thể thức đã khiến cho số trận đấu knock-out tăng lên 15 trận, trong khi từ năm 1996 đến 2012 chỉ có 7 trận. Điều đó hẳn nhiên là sẽ kéo theo khả năng có thêm những trận đấu phải giải quyết bằng “đấu súng”.

Và cũng giống như rất nhiều màn “đấu súng” đỉnh cao khác, trong khi một số cầu thủ, một số đội bóng rất tự tin, thoải mái trong cuộc chơi thử thách sự vững vàng về tâm lý và kỹ thuật trước sức ép, những người khác lại như… tan chảy.

Sau chiến thắng vào năm 1976, đội tuyển Tiệp Khắc và sau này là CH Séc có tham dự 2 trận đấu khác tại VCK Euro phải đá luân lưu. Họ thắng cả 2 lần và thậm chí không đá hỏng một lượt sút nào.

Với người Đức, họ rút kinh nghiệm từ thất bại đó và nhanh chóng trở thành những bậc thầy, trong đó, họ có 4 lần thắng bằng đá 11m tại các VCK World Cup và 1 lần thắng đội tuyển Anh ở bán kết Euro 1996.

Chuyện đá 11m, thật thú vị, lại không phải là thế mạnh của đất nước được gọi là quê hương của bóng đá – Anh. Tại World Cup và Euro, các đội tuyển Anh để thua 6 trong 7 lần phải đá 11m. Lần duy nhất họ thắng là khi gặp Tây Ban Nha tại tứ kết Euro 1996.

Cũng có thành tích tệ tương đương là Hà Lan, với thất bại 5/7 lần, và Italia – 5/8 lần, mặc dù đội quân Thiên thanh có tới 2 lần bước lên bục vinh quang nhờ “đấu súng” – World Cup 1994 và 2006.

Vậy nên, câu hỏi đặt ra là, nếu như Tiệp Khắc/CH Séc và Đức chưa bao giờ thua và thậm chí hiếm khi đá trượt, thì tại sao Anh, Hà Lan lại luôn là kẻ thua cuộc và đá trượt? Đó rõ ràng không phải là cuộc chơi trông đợi ở sự may mắn như chơi xổ số!

"Loạt đá luân lưu đã tạo ra một cuộc đáng giá khổng lồ trên giấy tờ những năm gần đây trong nỗ lực tìm ra một chiến lược tối ưu cho cả người thực hiện và thủ môn", nhà phân tích dữ liệu Robert O'Connor nói.

"Các tiền đạo có tỉ lệ thành công khoảng 83%, trong khi các hậu vệ chỉ có 73%", O'Conner – người chuyên viết về việc sử dụng phân tích thống kê để đạt được hiệu quả trong đặt cược thể thao trên trangwww.onlinegamblingbible.com, nói thêm.

"Các cầu thủ dưới 22 tuổi có tỉ lệ thành công lên tới 85%, còn các đồng đội lớn tuổi hơn chỉ là 78%".

Có đến 30% số lần thực hiện trong loạt sút luân lưu là không thành công. Tỉ lệ đó cao hơn so với khi đá penalty trong thời gian trận đấu vẫn diễn ra. Không nghi ngờ gì về việc có liên quan đến trạng thái thần kinh nên cũng dễ hiểu vì sao những cú đá 11m thường được thực hiện bởi các cầu thủ đã quen với nhiệm vụ này.

Glenn Hoddle, HLV đội tuyển Anh tại World Cup 1998, đã loại bỏ ý tưởng về việc tập luyện đá 11m khi ông tin rằng, không thể tái tạo sự căng thẳng và áp lực của những điều thực tế.

Vì thế không có gì ngạc nhiên khi David Batty – người sau đó thừa nhận là chưa bao giờ đá 11m, là một trong những người đá hỏng trong thất bại trước Argentina.

Ở Euro 1996, ngay cả mẹ của trung vệ Gareth Southgate cũng phải đặt câu hỏi cho con trai bà, cầu thủ thực hiện cú đá 11m gần nhất trước đó 3 năm và trúng cột dọc rằng, "Tại sao con không đá mạnh vào?" sau khi chứng kiến nỗ lực yếu ớt của cầu thủ này kết thúc giấc mơ mà người Anh theo đuổi trên quê hương.

Cũng không ngạc nhiên khi Gary Lineker, người thực hiện tới 50 cú đá penalty trong buổi tập, lại không tỏ ra quá phấn khích khi đá thành công lượt đá của mình tại trận bán kết World Cup 1990 với Đức, hoặc như Alan Shearer ("Tôi tập đá penalty hàng ngày") đều thành công trong 3 lần đội tuyển Anh phải đá 11m.

Cựu hậu vệ đội tuyển CH Ireland, David O'Leary, cho biết, ông thường kết thúc mỗi buổi tập bằng 1 cú đá 11m duy nhất, vào đúng một vị trí.

Kết quả, khi đến với nhiệm vụ thực tế - trận đấu tại vòng 2 World Cup 1994 gặp Romania, ông không ngần ngại, không mất đến 1 giây suy nghĩ để đưa trái bóng vào đúng vị trí mà ông đã hướng đến trong suốt 1 tháng.

Khoảnh khắc đó được bầu chọn là “khoảnh khắc lịch sử của bóng đá CH Ireland” và O'Leary được tôn vinh. Còn Southgate có trong hình ảnh quảng cáo bánh pizza…

Tất nhiên, không phải các “chuyên gia” lúc nào cũng thành công, nhưng rõ ràng là sự tác động tâm lý ảnh hưởng nhiều đến cơ hội thành công chứ không phải may mắn. Do đó, nếu căng thẳng thì hãy biết điều nhường cho đồng đội, để cơ hội thành công cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.