Michael Dell - giàu sớm và bền nhờ khẩu quyết "Thay đổi hay là chết"

Michael Dell - giàu sớm và bền nhờ khẩu quyết
Tạp chí Nhịp sống số - Với năng khiếu kinh doanh từ nhỏ, Michael Dell được xếp thứ 10 trong danh sách lãnh đạo công nghệ giàu nhất thế giới, với tài sản gần 20 tỉ USD.

Ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực công nghệ, Michael Dell đã là

tỷ phú công nghệ, CEO công nghệ, Michael Dell, Dell Technologies,

Ngoài 20 tuổi, Michael Dell đã là tỉ phú sau khi công ty của ông phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Năm 1984, ông lập công ty riêng đặt tên là PC's Limited. Công ty này nhanh chóng trở thành một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Chỉ trong năm đầu tiên, PC's Limited đã đoạt doanh thu hơn 6 triệu USD.

Năm 1987, Michael Dell đổi tên công ty thành Dell Computer Corp. và tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Chỉ một năm sau đó, công ty lên sàn và huy động được 30 triệu USD. 18 triệu USD trong số này thuộc về ông.

Bất động sản của ông có rất nhiều và cực kỳ hoành tráng. Căn nhà "khiêm tốn" của ông trông ra hồ Austin, được người dân địa phương gọi là "lâu đài" với diện tới 10.000 m2. Nhà có 8 phòng ngủ, 13 phòng tắm, sân tennis, bể bơi trong nhà và ngoài trời.

Thêm một dinh thự rộng 2.000 m2 ở ngọn đồi bên cạnh, nơi ông nuôi giống ngựa Ả-rập. Ngoài ra, Michael Dell còn có ngôi nhà 4 tầng tại đảo Anguilla ở Caribe.

Tuy nhiên, gia đình ông chủ yếu đi nghỉ tại ngôi nhà "Raptor Residence" rộng 6.500 m2 ở Kukio, Hawaii. Ngôi nhà có giá 73 triệu USD.

Michael Dell rất thích phong cảnh khu nghỉ mát Hualalai nên năm 2006 ông đã mua toàn bộ khu này, bao gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, gần như tất cả mọi thứ trừ nhà riêng – đồng thời làm hàng xóm mới của tỉ phú Rob Walton của Walmart.

Năm 1998, ông thành lập công ty MSD Capital để quản lý toàn bộ tài sản gia đình. Thông qua công ty này, ông sở hữu hàng loạt bất động sản ở Hawaii, Mexico, và California.

Michael Dell cũng là fan hâm mộ siêu xe. Tuy nhiên, bộ sưu tập siêu xe của ông khá hạn chế, trong đó chỉ có chiếc Porsche Boxster đời 2004, Porsche Carrera GT, và Hummer H2 là nổi bật.

Ông sở hữu hẳn chiếc máy bay riêng Gulfstream V rồi sau đó nâng cấp lên Boeing Dreamliner 787 năm 2013.

Có máy bay riêng là điều bắt buộc với Michael Dell. Ông và vợ đi công tác thường xuyên, đặc biệt là cho các sự kiện của tổ chức phi chính phủ Michael & Susan Dell Foundation mà vợ chồng ông sáng lập.

Michael Dell là bạn thân của nhiều tỉ phú công nghệ khác, trong đó có Marc Benioff, CEO của Salesforce

Năm 2004, Michael Dell có phần nới lỏng kiểm soát công ty của mình khi chỉ giữ chức vụ chủ tịch. Ba năm sau, cổ phiếu Dell giảm thảm hại khiến ông phải quay lại nắm quyền CEO để từ đó cho tới nay chưa bao giờ rời bỏ chức vụ này.

Năm 2013, ông biến công ty Dell thành công ty tư nhân sau nhiều nỗ lực không mệt mỏi nhằm đánh bại nhà đầu tư "truyền thuyết" Carl Icahn, người muốn ngăn chặn việc này, đồng thời muốn thay thế cả ban giám đốc.

Hai năm sau "cuộc chiến kinh điển", Michael Dell công bố kế hoạch mua lại EMC với giá 67 tỉ USD. Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ từ trước tới nay. Hiện ông là nhà lãnh đạo công ty tư nhân lớn nhất trong ngành công nghệ.

Công ty mới của ông được đặt lại tên thành Dell Technologies, hiện có doanh thu 74 tỉ USD, 140 ngàn nhân viên, 40.000 nhân viên kinh doanh, 25 cơ sở sản xuất, và 17 trung tâm R&D trên toàn cầu.

Sản phẩm của Dell Technologies có mặt khắp 39 lĩnh vực công nghệ. Hiện công ty có cổ phần trong hai công ty lớn là VMware và SecureWorks.

"Thay đổi hay là chết" chính là bí quyết kinh doanh mà tỉ phú Michael Dell luôn tâm đắc bởi ông biết rằng công nghệ chính là lĩnh vực có tốc độ thay đổi nhanh nhất hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.