Theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển và Hội nhập, cứ mỗi năm, người Việt lại thải ra môi trường tới 90.000 tấn
Cụ thể, các thiết bị điện – điện tử như laptop, điện thoại, đầu CD, TV, LCD, máy ảnh, máy quay phim… thậm chí là mực in, sau khi thu hồi sẽ được chuyển đến trung tâm của TES-AMM để xử lý chất thải độc hại để phân loại từng dòng thiết bị, tháo dỡ và tách rời các linh phụ kiện để tái sử dụng cho việc sản xuất ra các thiết bị mới sau này.
Với những linh phụ kiện không còn sử dụng được, TES-AMM sẽ mang đi phân hủy trong một quy trình khép kín dây chuyền. Đó là công nghệ tái chế rác thải điện tử (E-Waste), được sáng chế và phát triển vô cùng tiên tiến, nhằm đảm bảo không gây bất kỳ tổn hại nào tới môi trường.
Ông Hiroshi Yokota, Tổng Giám đốc Công ty Canon Marketing Việt Nam,chia sẻ. “Bên cạnh việc nâng cao ý thức người tiêu dùng về những nguy hại của rác thải từ thiết bị điện tử, qua hoạt động này, Canon muốn giảm thiểu hiện tượng hàng giả được dựng lại từ những linh phụ kiện cũ để đảm bảo an toàn và quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”.
Chương trình được triển khai tại các trụ sở, chi nhánh chính của Canon:
- Hà Nội: Trung tâm bảo hành Lê Bảo Minh, 130A Giảng Võ, Ba Đình;
- TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm bảo hành Lê Bảo Minh. 99 Trần Hưng Đạo, Quận 1.