Người Việt trẻ ưu tiên chi dùng như thế nào?

Người Việt trẻ ưu tiên chi dùng như thế nào?
Tạp chí Nhịp sống số - Có thể thấy, sự phát triển của thương mại điện tử, các kênh giao dịch trực tuyến, ngân hàng số và các công nghệ thanh toán hiện đại đã tác động không nhỏ đến xu hướng tiêu dùng của người Việt - đặc biệt là người Việt trẻ. Sự kiện lễ Tình nhân (14/2) vừa qua là một trong những tham chiếu thể hiện rõ

Theo đó, khảo sát "Những ưu tiên trong chi tiêu của người tiêu dùng" do


Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ chọn mua hoa tặng người yêu trong dịp lễ Valentine (ảnh: alamy.com)

Có thể thấy, so với các nước trong khu vực, người Viêt Nam "bắt kịp" khá nhanh các trào lưu tiêu dùng, mà cụ thể là với ngày Valentine - được xem là ngày dành cho tình yêu và là ngày lễ có nguồn gốc từ phương Tây.

Khảo sát của Mastercard cho biết: khoảng gần nửa người dân tại khu vực Châu Á/Thái Bình Dương có kế hoạch ăn mừng ngày lễ Tình nhân bằng việc ăn uống tại nhà hàng (48%), và tặng quà cho người yêu (44%). Người dân Trung Quốc thể hiện tình yêu mãnh liệt nhất, khi cứ ba trong bốn người (75%) trả lời có kế hoạch mua quà cho người đặc biệt, theo sau đó là Thái Lan (74%), Malaysia và Philippines (63%).

Ngoài ra, năm nay mọi người cũng chi tiêu rộng rãi hơn trong dịp này, với số tiền trung bình cho việc mua quà Valentine là 133USD. Dẫn đầu danh sách mạnh tay vẫn là Trung Quốc( khoảng 310 USD), theo sau là Hồng Kông (282USD) và Đài Loan (271 USD).

Trong đó, nam giới tại Châu Á/TBD có kế hoạch chi tiêu cho quà tặng nhiều hơn khoảng 25% so với phụ nữ. Họ thích mua hoa làm quà (40%), trong khi nữ giới thích mua quần áo và đồ da (28%). Đối với cả hai giới, ba món quà hàng đầu để mua là hoa (31%), quần áo và đồ da (20%), và trang sức (17%).

Tại Việt Nam, người dân chi tiêu trung bình 600.000 VND để mua quà cho "nửa kia", với quà tặng được chọn nhiều nhất là hoa (51%).

Tuy nhiên, Mastercard dự báo: trong khoảng thời gian tới, người ta sẽ không còn lãng mạn như vậy. Cụ thể, theo báo cáo toàn cầu hàng năm năm thứ hai về “Chỉ số tình yêu Mastercard” được thực hiện bằng cách phân tích những giao dịch thẻ tín dụng, ghi nợ và trả trước trong khoảng thời gian 3 năm, hoa sẽ không còn phổ biến trong năm tới khi doanh số mua hoa trong khu vực Châu Á/TBD sẽ sụt giảm. Từ năm 2014 đến 2016, doanh số mua hoa đã giảm 34%.

Cùng đó, người dân Châu Á/TBD vẫn thích “sờ ngắm” quà trước khi mua, với 85% giao dịch mua quà được thực hiện tại cửa hàng.

Về phương thức giao dịch, khảo sát thể hiện sự lớn mạnh không thể phủ nhận của thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến tại Châu Á/Thái Bình Dương, với sự gia tăng 81% về doanh số bán hàng trực tuyến trong 3 năm qua.

 

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.