Nhân lực CNTT: Thừa vẫn thừa, thiếu càng thiếu

Nhân lực CNTT: Thừa vẫn thừa, thiếu càng thiếu
Tạp chí Nhịp sống số - Dữ liệu được Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks công bố (tổng hợp xuyên suốt năm 2015) cho thấy, số lượng việc làm nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) tăng 47% mỗi năm nhưng lượng nhân lực của ngành chỉ tăng trưởng ở mức 8%.

Thiếu hơn 100.000 nhân sự CNTT mỗi năm

Kết quả dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ

thiếu nhân lực CNTT, đào tạo CNTT, vietnamworks, nhân lực IT, nhân lực ngành CNTT, nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động,

Nhưng việc nhân lực CNTT không chỉ gói gọn ở số lượng mà còn nằm ở chất lượng.

Ông Nguyễn Hoàng Trung, giám đốc điều hành ứng dụng LOZI, cho biết: “Các bạn làm CNTT ở Việt Nam phần lớn có khả năng học hỏi nhanh kiến thức mới, tuy nhiên điểm yếu của các bạn là thiếu sự tìm tòi sâu, rộng lĩnh vực mình làm”.

Bà Lê Diệp Kiều Trang, tổng giám đốc Fossil Việt Nam - Misfit cũng chia sẻ quan điểm tương tự, cho rằng thế mạnh của kỹ sư CNTT Việt là kiến thức về công nghệ vững, nền tảng tốt, một số chịu khó trau dồi kiến thức khi được đào tạo trong môi trường quốc tế.

“Có một nhóm (không nhiều) các bạn rất giỏi và có khả năng đi rất xa, không hề thua kém ngay cả khi so với mặt bằng nhân lực CNTT ở thung lũng Silicon, Hoa Kỳ” - bà Kiều Trang khẳng định. Tuy vậy, hạn chế thường thấy ở các kỹ sư Việt là nhanh thỏa mãn, khi làm được một sản phẩm tương đối tốt là chóng hài lòng, không đào sâu để hoàn thiện sản phẩm ở mức tinh tế hơn, hoặc nâng quy mô sản phẩm lớn hơn. Điều này khiến các bạn khó “đấu” lại ở thị trường công nghệ quốc tế đang hết sức cạnh tranh.

Học chuyên sâu sẽ dễ kiếm việc

Thị trường CNTT thay đổi hằng năm. Không chỉ phần cứng, phần mềm và mạng máy tính... mà ngày nay đã mở rộng nhiều lĩnh vực mới như tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game...

Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết ngành CNTT có rất nhiều lĩnh vực như công nghệ phần mềm, kỹ thuật mạng, công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, game... đều là những lĩnh vực phát triển rất nhanh và có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.

ThS Nguyễn Trọng Trung, hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Công nghệ Bách khoa, cho biết nhân lực CNTT ngày càng đi sâu vào ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực cụ thể như thiết kế mẫu mã, trang trí nội - ngoại thất, lập trình điều khiển tự động, công nghệ giải trí...

“Trong thời gian tới, doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự CNTT theo hướng tay nghề của ứng viên phải tốt, có hiểu biết sâu về công việc, có đầu óc sáng tạo, chịu khó, cần cù học hỏi trong thời gian làm việc” - ThS Trung nói.

Theo ThS Nguyễn Hoàng Anh - hiệu trưởng Trường CĐ nghề CNTT iSpace, hiện nay chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực CNTT lành nghề, có chuyên môn cụ thể về một lĩnh vực nào đó trong ngành CNTT. Nếu học CNTT chung chung, cơ hội có được những công việc tốt sẽ khó hơn.

Thị trường Nhật Bản hiện cần nhiều chuyên viên CNTT có tay nghề, biết tiếng Nhật, đi làm việc tại Nhật với mức lương cao và rất nhiều chế độ ưu đãi. Các công ty chuyên gia công và triển khai giải pháp liên quan đến CNTT cho thị trường các nước, trong đó có Nhật Bản, đang cần tuyển dụng nhiều nhân viên tại Việt Nam.

ThS Nguyễn Hà Giang, phó trưởng khoa CNTT Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết nguyên nhân hiện nay nhiều bạn học CNTT ra không xin được việc làm, hoặc làm trái ngành là do kỹ năng được đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Vì thế nói về khả năng “xuất khẩu” nhân lực CNTT trong nước ra quốc tế, đặc biệt các quốc gia lân cận, đa số nhà tuyển dụng đều cho rằng nếu có thì số lượng sẽ rất khiêm tốn.

Bà Phương Mai, giám đốc khu vực phía Nam - Công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, cho rằng nhân lực CNTT nước ta cần trang bị “hành trang” gồm các yếu tố bắt buộc sau: ngoại ngữ tốt, trình độ chuyên môn cao (đặc biệt có những chứng chỉ quốc tế như MCITP, CCNA/CCNP, PMP, Network+/A+... mới có thể cạnh tranh ở môi trường toàn cầu hóa.

Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT và truyền thông, hiện nay 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm.

 

Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 13/4, Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 đề cử xuất sắc từ 117 doanh nghiệp đã được tổ chức, trong đó có nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp đầu hàng như VinBrain, FPT, BIDV, TPBank, OneMount…