Trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng số lao động
Xu hướng tuyển dụng IT ở Việt Nam
Theo nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ tại sự kiện, con số 32.000 sinh viên IT tốt nghiệp mỗi năm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Một số công ty lớn như CSC hay Lazada cho biết họ muốn tuyển khoảng 100 ứng viên trong năm nay, nhưng chỉ đạt chưa tới 50% chỉ tiêu. “FPT Software đã phải sang Philippines, Myanmar... để tuyển nhân lực”, Chủ tịch Trương Gia Bình từng chia sẻ tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2015.
Trong khảo sát gần đây của trang tuyển dụng trực tuyến chuyên về công nghệ thông tin ITviec.com ở 61 công ty lớn, 90% công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này cho biết tình trạng thiếu ứng viên kỹ năng tốt đã làm chậm sự phát triển của họ. Ngoài ra, điểm yếu chính của nhân viên người Việt làm việc trong lĩnh vực IT là khả năng tiếng Anh chưa tốt. Do đó, ngay cả trong số 32.000 sinh viên IT tốt nghiệp mỗi năm, sẽ có không nhiều trong số đó đáp ứng được nhu cầu của các công ty công nghệ, nhất là các công ty nước ngoài.
Thay đổi hay là chết
Rõ ràng, có 4 điểm quan trọng mà ngành IT Việt Nam cần thay đổi để phát triển thị trường nhân lực. Đầu tiên là trình độ ngoại ngữ. Với tình hình hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực outsourcing thường xuyên phải làm việc gia công cho khách hàng nước ngoài, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là vô cùng cần thiết. Điều này càng cấp thiết khi Việt Nam gia nhập AEC và TPP trong thời gian tới, những sự kiện được kỳ vọng sẽ đem đến một thị trường lớn hơn.
Kế đến là sự thiếu hụt kỹ năng mềm. Đây luôn là điểm yếu của nhân lực Việt Nam nói chung, nhưng đặc biệt quan trọng đối với ngành IT. Bởi những vị trí cao trong bậc thang sự nghiệp ngành này đều đòi hỏi nhiều hơn những kiến thức về kỹ thuật. Ví dụ, vị trí quản lý dự án sẽ đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thuyết phục đối tác, quản lý thời gian và tiến độ... Điều này không phải người làm IT nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được.
Nguyên nhân tiếp theo nằm ở sự thiếu cập nhật về công nghệ mới do chưa được tích hợp vào giáo trình dạy IT như các khái niệm Dữ liệu lớn, Lập trình di động, Công nghệ đột phá trong khởi nghiệp và Mã nguồn mở, vốn đã phổ biến trên thế giới.
Cuối cùng là cải thiện các chương trình đào tạo và huấn luyện cho nhân viên IT. Số liệu của VietnamWorks cho thấy 75% người tìm việc ngành IT mong muốn một công việc cho họ cơ hội được đào tạo. Nhưng chỉ có 14% số công việc IT cung cấp cơ hội đào tạo. Bằng việc đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhân viên, các công ty IT có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng hơn, đồng thời cũng gắn kết nhân viên, khiến họ trung thành hơn với công ty mình.