Nhãn thông minh RFID - công nghệ tương lai của ngành bán lẻ

Nhãn thông minh RFID - công nghệ tương lai của ngành bán lẻ
Tạp chí Nhịp sống số - Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification), hay nhận dạng tần số vô tuyến, đang nổi lên như công cụ triển vọng cho ứng dụng hậu cần và tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, đặc biệt là nhận diện, thu thập dữ liệu và phân loại sản phẩm, là mục tiêu chung trong hầu hết ngành công nghiệp. Công nghệ RFID đã được thiết kế cho mục đích này. Chìa khóa của RFID là không dùng bức xạ làm mã vạch, thay vào đó sử dụng sóng vô tuyến để tự động phát hiện và theo dõi nhãn gắn trên các đối tượng, ở khoảng cách từ 50 cm đến 10 mét.

Một hệ thống RFID tối thiểu bao gồm thẻ được làm bằng giấy, bên trong có gắn chip và ăng-ten cung cấp tín hiệu sóng. Nhãn RFID có thể thay thế loại nhãn thông thường trên các sản phẩm bán trong siêu thị. Thay vì phải di chuyển thiết bị đến gần mã vạch để quét, RFID cho phép truyền thông tin trong khoảng cách ngắn mà không cần tiếp xúc vật lý. Với hỗ trợ của công nghệ RFID, rất nhiều sức lao động con người đã được giảm bớt, tiết kiệm nhân lực kiểm kho, hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn, mất mát trong khâu giao hàng.

Trên thế giới, công nghệ nhãn RFID đã dần được ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Trong giao thông, thu phí tự động đường bộ VETC - ePass sử dụng thẻ RFID hỗ trợ thu phí tự động qua trạm thu phí để không phải dừng chờ thanh toán. Bệnh viện cũng là một trong những ngành dùng công nghệ nhãn RFID để quản lý công cụ phẫu thuật, nguồn cung cấp dược phẩm, theo dõi ngày hiệu lực của dụng cụ y tế và dược liệu, ngân hàng máu… Ngoài ra, còn có các lĩnh vực nổi bật khác như sàn thương mại điện tử, thời trang, bán lẻ, thể thao, thông tin.

Tại Việt Nam, hiện việc ứng dụng công nghệ RFID vẫn chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên, để đón đầu xu hướng chuyển đổi số và tăng trưởng nhu cầu trong thời gian tới, nhà cung cấp giải pháp nhãn mác Avery Dennison đã đầu tư và đưa Epson ColorWorks C7510G vào quy trình sản xuất từ năm 2019. ColorWorks C7510G là một trong những công nghệ tiến tiến hỗ trợ sản xuất nhãn RFID.

Triển vọng thị trường nhãn RFID trong tương lai

Theo báo cáo về Nhận dạng tần số vô tuyến do Zion Research phát hành, “thị trường RFID trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ đạt 22 tỉ USD vào năm 2025. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ là một trong những thị trường khu vực sinh lợi nhất trong những năm tới”.

Trong khi đó, công ty dữ liệu Statista dự đoán quy mô thị trường toàn cầu cho nhãn RFID vào năm 2025 là khoảng 24,5 tỉ USD. “Việc thương mại hóa quy mô lớn về tương tác giữa máy với máy (M2M) gần đây đã khuấy động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhãn RFID rất quan trọng đối với xu hướng được gọi là công nghiệp 4.0”.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.