Niềm tin và an ninh đóng vai trò quan trọng với phát triển kỹ thuật số

Niềm tin và an ninh đóng vai trò quan trọng với phát triển kỹ thuật số
Tạp chí Nhịp sống số - Trong quá trình phát triển một thế giới kết nối, niềm tin và an ninh có vai trò quan trọng cho sự phát triển kỹ thuật số thành công. Đây là một trong những thông điệp được đưa ra từ nghiên cứu về Chỉ số Phát triển Kỹ Thuật Số 2017, do Trường Fletcher (thuộc Đại học Tufts) cùng với Mastercard công bố

 MasterCard, tech startup, Start-up công nghệ, kinh tế số, nền kinh tế số, Chuyển đổi kỹ thuật số, Chỉ số Phát triển Kỹ Thuật Số 2017, cạnh tranh kỹ thuật số

Cụ thể, nghiên cứu Chỉ Số Phát triển Kỹ thuật số 2017 được thực hiện nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế kỹ thuật số và khả năng kết nối công nghệ số vào cuộc sống của hàng tỷ người dùng của các quốc gia. 

Nghiên cứu này chỉ ra sự phát triển của 60 quốc gia, cho thấy mức độ cạnh tranh và tiềm năng thị trường của việc phát triển kinh tế số trong tương lai. Nghiên cứu này đo lường 4 yếu tố thúc đẩy chính và 170 chỉ số riêng nhằm vẽ ra sự phát triển của mỗi quốc gia: (1) Khả năng cung ứng (hay mức độ truy cập internet và hạ tầng); (2) Nhu cầu về các công nghệ số của người tiêu dùng; (3) Môi trường pháp lý (các chính sách/luật và các nguồn lực); (4) Sự sáng tạo (những đầu tư vào R&D và các công ty start-up kỹ thuật số …)

Các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự đang cộng tác nhằm đưa mọi người trực tuyến, đồng thời đảm bảo sự an ninh của các hạ tầng kỹ thuật số. Báo cáo này cung cấp một phương thức nhằm đánh giá mức độ tin cậy về kỹ thuật số cũng như tình trạng và mức độ phát triển kỹ thuật số với các ví dụ từ khắp nơi trên thế giới, đem lại cho các quốc gia cơ hội học hỏi lẫn nhau nhằm phát triển xa hơn.

 “Việc áp dụng, chất lượng hạ tầng và hành lang pháp lý kỹ thuật số, và sự sáng tạo cùng nhau định hình tính cạnh tranh kỹ thuật số của một quốc gia, nhưng các chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng. Báo cáo này cũng cho thấy niềm tin người tiêu dùng về các công nghệ kỹ thuật số tỷ lệ thuận với sự cạnh tranh kỹ thuật số” - Bhaskar Chakravorti, Phó trưởng khoa tài chính và kinh doanh quốc tế, trường Fletcher thuộc đại học Tufts, và Giám đốc điều hành sáng lập của Học Viện Kinh Doanh Fletcher chia sẻ.

Theo nghiên cứu này, các quốc gia Singapore, Anh, New Zealand, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Estonia, Hồng Kong, Nhật, và Israel được công nhận là những nền kinh tế số cao cấp nhờ vào sự phát triển kỹ thuật số ở cấp độ cao và tốc độ phát triển số rất nhanh. Với sự phát triển và sáng tạo, những quốc gia nổi trội này là những ví dụ điển hình cho sự giao thoa của tiến bộ và tăng trưởng tương lai.

Đáng nói là, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Hồng Kông và Mỹ nằm trong top 10 nền kinh tế số phát triển, nhưng với tốc độ cải tiến và thay đổi hiện nay, việc trở thành một nền kinh tế số phát triển ngày hôm nay không có gì là đảm bảo vị thế đó mãi mãi cho ngày mai. Mức độ hỗ trợ và cởi mở đối với sáng tạo giúp quyết định tiềm năng tăng trương trong tương lại của một quốc gia.

Liên quan đến niềm tin kỹ thuật số - một nhân tố mới của báo cáo 2017, đội ngũ nghiên cứu tại trường Fletcher đã phân tích 42 trong số 60 quốc gia xoay quanh 4 yếu tố chính - Hành vi, Thái độ, Môi trường, và Trải nghiệm – nhằm tìm hiểu về niềm tin kỹ thuật số của người dùng. Theo đó, các quốc gia Tây Âu và Bắc Âu dẫn đầu về môi trường và trải nghiệm niềm tin số, điều này cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ vào an ninh, bảo mật, và các biện pháp trách nhiệm, và trong việc giảm thiểu những trải nghiệm xấu.

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy rằng tại những quốc gia nơi mà đà tăng trưởng cao, người tiêu dùng dễ chịu đựng những trải nghiệm xấu trong những giao dịch và tương tác số hàng ngày hơn, điều này cho thấy đà tăng trưởng có thể là một nhân tố sống còn trong việc hiểu được hành vi và niềm tin của người tiêu dùng.

Ngoài ra, các chính phủ và doanh nghiệp được coi là những người đảm bảo niềm tin, và có nhiệm vụ tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng và các công dân.

Kết hợp tốc độ và tình trạng phát triển số, nghiên cứu này xếp hạng các quốc gia vào bốn hạng mục riêng biệt:

Vượt trội – Các quốc gia như Singapore, Anh, New Zealand, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Estonia, Hồng Kông, Nhật, và Israel cho thấy mức độ phát triển số cao cấp đồng thời tiếp tục dẫn đầu về sáng tạo và tăng trưởng mới.
Chững lại – Nhiều quốc gia phát triển như các quốc gia Tây Âu, các quốc gia Bắc Âu, Úc và Hàn Quốc có lịch sử tăng trưởng mạnh, nhưng đà tăng trưởng đang chậm lại. Nếu không có sự cải tiến trong tương lại, các quốc gia này có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
Bùng nổ - Mặc dù vẫn có mức độ phát triển số tương đối thấp, các quốc gia này cho thấy đà tăng trưởng nhanh nhất, với đầy đủ các yếu tố tăng trưởng và hấp dẫn các nhà đầu tư. Trung Quốc, Kenya, Nga, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brazil, Colombia, Chile và Mexico là các quốc gia tiêu biểu cho tiềm năng phát triển bùng nổ này.
Cẩn trọng – Các quốc gia như Nam Phi, Peru, Ai Cập, Hy Lạp, và Pakistan đối mặt với những thách thức quan trọng, bao gồm mức độ phát triển số thấp và tốc độ tăng trưởng chậm.

 

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.