Nói đến cháy nổ thiết bị công nghệ, nguy cơ cháy không chỉ xảy ra với smartphone mà có thể đến với bất kỳ thiết bị nào sử dụng pin
Phần còn lại của chiếc laptop sau khi phát nổ.
Sau sự vụ, một người đại diện của Dell cho biết, hãng đang hợp tác với Johnson để kiểm tra chiếc laptop bị cháy. Một vài ngày sau đó, nhà sản xuất này cho biết nguyên nhân vụ việc không phải do lỗi của mình. "Thỏi pin của laptop bị cháy không phải do Dell sản xuất và không được Dell chứng nhận đảm bảo. Các pin của Dell chứa sở hữu trí tuệ của công ty giúp đảm bảo an toàn" - hãng cho biết trong một công bố phát đi.
Dell nói thêm rằng, một điều quan trọng mà người dùng cần hiểu là "các pin không tương thích, pin giả mạo hay pin bên thứ ba" có thể gây nguy cơ mất an toàn, gây tai nạn.
Trong khi đó, nạn nhân của sự vụ là Johnson, hiện chưa đưa ra bình luận gì. Cậu chỉ cho biết, chiếc laptop bị nổ đã được sử dụng từ 4 năm nay. Mẹ cậu bé thì nghĩ về viễn cảnh khi vụ nổ xảy ra mà không có ai ở nhà. "Nếu thằng bé đang đi xem phim, có lẽ cả căn nhà đã bốc cháy" - mẹ của Johnson là bà Tori cho biết. Nhìn từ camera giám sát, có thể thấy cậu bé cũng rất dễ bị thương tích nặng nếu ngồi gần thêm cạnh chiếc laptop.
Sự vụ này một lần nữa cảnh báo người dùng phải tìm hiểu rõ nguồn gốc của các phụ kiện, nhất là pin, trước khi sử dụng. Bạn phải đảm bảo pin của bạn đang dùng là chính hãng, hoặc được nhà sản xuất chứng nhận an toàn. Hãy tránh xa pin của các hãng "vô danh" bên thứ ba dù sản phẩm của các công ty này thường có giá bán rẻ hơn.
Các nhà sản xuất thiết bị cũng đang rất tích cực trong việc loại bỏ các phụ kiện từ nguồn ngoài không đảm bảo. Một ví dụ như Apple mới đây đâm đơn kiện các công ty sản xuất phụ kiện không đảm bảo an toàn cho iPhone, iPad. Hãng thương mại điện tử Amazon cũng có đơn kiện tương tự với các nhà sản xuất tìm cách lừa gạt để bán hàng nhái cho người dùng.