“Nước lên, thuyền lên” trong thị trường chuyển phát nhanh

“Nước lên, thuyền lên” trong thị trường chuyển phát nhanh
Tạp chí Nhịp sống số - Xu hướng mua bán online cùng với các nhu cầu giao nhận ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất - kinh doanh hậu Covid đang là động lực tăng trưởng chính cho thị trường chuyển phát nhanh...

Theo báo cáo của Allied Market Research, ước tính tổng giá trị thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh Việt Nam năm 2021 đạt mốc 0,71 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên mức 4,88 tỷ USD vào năm 2030, với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm là 24,1%1.

"Thuyền lên, nước lên" nhờ nhu cầu mua sắm online gia tăng mạnh mẽ

Bên cạnh những con số đó, là những yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp, đối tác.

Cụ thể, thay vì "rụt rè" với những sản phẩm ít tiền như trước đây, các đơn hàng với số tiền lớn đang được mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều, từ mỹ phẩm, đồ thời trang cao cấp, thiết bị nghe nhìn, điện thoại - máy tính cho đến những món đồ giá trị cao hơn. 

Bên cạnh đó, khách mua hàng trực tuyến đang ngày một "kỹ tính" hơn. Họ không chỉ đánh giá qua những tiêu chí như giao đúng sản phẩm, đúng thời gian..., mà còn yêu cầu về những khâu như đóng gói cẩn thận, hàng hóa được nguyên vẹn hay thái độ niềm nở của nhân viên giao hàng hoặc cách xử lý khi đổi trả. Mặt khác, người bán cũng có nhu cầu theo dõi chi tiết các đơn của mình đang ở đâu qua từng giai đoạn, hoặc mong muốn đơn vị chuyển phát nhanh hoạt động liên tục kể cả vào cuối tuần để tăng tốc công việc kinh doanh.

Cùng với website thương mại của các nhãn hàng, các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee… ghi nhận lượng đơn hàng gia tăng mạnh mẽ sau dịch. 

Nhận thức được nhu cầu ngày càng tăng đó, nhiều doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã đầu tư mạnh vào chất lượng dịch vụ, với sự chuyển mình mạnh mẽ từ từng khâu trong quy trình vận chuyên: từ nhận hàng, xử lý tới khi giao tận cửa cho người dùng cuối.

Theo khảo sát nội bộ từ J&T Express, các dịch vụ gia tăng tiêu biểu được khách hàng của công ty đánh giá cao trong thời gian qua bao gồm: phân loại sản phẩm đóng gói, dán nhãn, theo dõi bưu kiện trực tuyến, ứng dụng di động, e-mail và cảnh báo SMS, gắn thẻ bảo mật, hỗ trợ khách hàng qua tổng đài 24/7… Đại diện Công ty cho biết, để cung cấp hàng loạt dịch vụ như trên và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, ngoài nền tảng cơ sở hạ tầng - các trung tâm trung chuyển trải dài trên khắp Việt Nam, doanh nghiệp chuyển phát còn phải tập trung đầu tư không nhỏ cho công nghệ và thiết bị. 

Tối ưu hành trình giao nhận, vận chuyển nhờ công nghệ

Đây chính là "bí quyết" của J&T Express để gây dựng "cơ đồ" khi bước vào thị trường đã sẵn có nhiều tên tuổi. Đại diện Công ty cho biết, trong vòng 4 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp này đã chủ động đầu tư tới 36 trung tâm trung chuyển vận hành theo công nghệ hiện đại. Mới đây, công ty cũng đã khánh thành Trung tâm trung chuyển tại Củ Chi với hàng loạt thiết bị tiên tiến, tiêu biểu như hệ thống phân loại thông minh DWS, ma trận tự động, hệ thống cross-belt 2 tầng..., qua đó giúp tăng hiệu suất xử lý hàng hóa lên đến 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại.

Ngoài yếu tố về thời gian xử lý đơn hàng và vận chuyển, khả năng theo dõi đơn hàng sát sao cũng là vấn đề được nhiều người bán và khách hàng quan tâm. Đó là lý do J&T Express đã sớm đầu tư xây dựng tính năng Track & Trace trên website giúp theo dõi đơn hàng, đổi điểm giao, nhận hàng hóa một cách thuận tiện và dễ dàng. Với tôn chỉ đặt khách hàng làm trọng tâm trong mỗi chiến lược phát triển, J&T Express cung cấp nền tảng hỗ trợ khách hàng VIP nhằm giúp việc giao nhận hàng hóa được triển khai nhanh chóng và dễ dàng.

Bên cạnh đó, để nâng cao trải nghiệm của người dùng, đối với dịch vụ Giao hàng tiêu chuẩn, J&T Express công bố xử lý đền bù trong vòng 3 ngày và xử lý đền bù trong vòng 1 ngày đối với Siêu dịch vụ J&T Super. J&T Express cũng là đơn vị chuyển phát nhanh tiên phong vận hành 365 ngày không nghỉ để đảm bảo nhu cầu vận chuyển của thị trường.

Ngoài ra, J&T Express luôn tích cực mở rộng hợp tác và ký kết với các phần mềm hỗ trợ bán hàng như Pancake, UPOS, Haravan, Kiot Việt. Sự hợp tác này không những mang đến cơ hội mở rộng kinh doanh mà còn hỗ trợ gói giải pháp tích hợp, tối ưu cho người kinh doanh trực tuyến từ khâu đầu tới khâu cuối. 

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.