Phát triển công nghệ làm nền tảng cho ngành thông tin-truyền thông

Phát triển công nghệ làm nền tảng cho ngành thông tin-truyền thông
Tạp chí Nhịp sống số - Sự hội tụ cả 5 lĩnh vực của ngành (gồm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản-in và phát hành) mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho công tác quản lý nhà nước

Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo “Thành tựu và định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông" - một trong những hoạt động nhân dịp lần đầu tiên kỷ niệm Ngày thành lập ngành thông tin và truyền thông (28/8).

Tại Hội thảo, Thứ trưởng

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) phát triển còn manh mún, thiếu công nghiệp hỗ trợ, chưa xác định được những sản phẩm đặc thù có khả năng xâm nhập và cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Ứng dụng CNTT trong xã hội, cơ quan, doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tần suất tấn công mạng và mức độ phức tạp ngày càng cao.

Trong bối cảnh thông tin qua mạng Internet nhanh, hệ thống báo chí nhiều về số lượng nhưng chất lượng nhiều tờ báo, tạp chí chưa đáp ứng yêu cầu, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Bên cạnh đó, ngành xuất bản, in, phát hành vẫn gặp nhiều khó khăn. Đa số nhà xuất bản hoạt động kinh doanh cầm chừng, thậm chí thua lỗ.

Để Việt Nam có thể hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ số, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đã nêu định hướng phát triển trong giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, với lĩnh vực bưu chính, cần hoàn thiện pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động bưu chính. Ngành viễn thông cần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước theo hướng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Với lĩnh vực CNTT, Việt Nam cần tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư và tăng cường hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp điện tử; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực. Việt Nam cũng cần xây dựng các thế hệ ứng dụng thông minh như thành phố thông minh, giao thông thông minh, tiến tới hình thành xã hội thông minh.

Với lĩnh vực báo chí, Việt Nam cần tập trung nguồn ngân sách theo cơ chế đặt hàng cho các cơ quan báo chí có thương hiệu, tính chính trị, tính định hướng cao để có được những ấn phẩm hấp dẫn; hệ thống phát thanh-truyền hình đổi mới theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.

Với lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, các đơn vị cần hiện đại hóa cơ sở vật chất, từng bước nâng cấp và hiện đại hóa về mặt công nghệ, phương tiện kỹ thuật cho các nhà xuất bản, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động xuất bản; tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác in và phát hành; rà soát, tái cơ cấu các cơ sở in.

Có thể bạn quan tâm

Theo Microsoft, có đến 88% lao động tri thức ở Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở nơi làm việc. AI được cho là giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo và tập trung vào các nhiệm vụ chính.