Quá nửa freelancer tại bốn quốc gia Đông Nam Á bị "quịt" lương

Quá nửa freelancer tại bốn quốc gia Đông Nam Á bị
Tạp chí Nhịp sống số - Có đến hơn 50% freelancer tại bốn quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines) không được trả lương, theo kết quả được đưa ra từ nghiên cứu mới do PayPal thực hiện. Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với 68% freelancer được khảo sát cho biết từng bị "quịt" thanh toán cho

Đại diện PayPal cho biết, cuộc khảo sát trực tuyến mang tên “Global Freelancer Survey” được thực hiện tháng 10/2017 với sự tham gia của 11.324 freelancer và freelance considerers (những người đang hoặc chuẩn bị trở thành freelancer - người làm việc tự do) tại 22 quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm 1.602 freelancer và freelance considerers tại 4 quốc gia Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines.

thanh toán trực tuyến, Paypal, cơ hội nghề nghiệp, freelance, lao động tự do,

Theo khảo sát, 58% freelancer tại 4 quốc gia Đông Nam Á kể trên đã từng không nhận được thanh toán như thỏa thuận sau khi hoàn thành công việc hoặc dịch vụ cho khách hàng.

Tại Việt Nam, tỷ lệ này cao nhất, chiếm đến 68%. Tính trung bình, khoảng 48,5% freelancer trong số này gặp vấn đề với việc nhận thanh toán do ngành nghề chưa được đánh giá một cách đúng mực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn dẫn đầu về sự hài lòng, với 91% freelancer mong muốn tiếp tục được làm nhiều công việc hơn trong tương lai.

Theo ông Rahul Shinghal - Giám đốc điều hành PayPal khu vực Đông Nam Á kiêm Trưởng Bộ phận Hỗ trợ khách hàng PayPal khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn trở thành freelancer, muốn làm chủ bản thân để có quyền tự quyết và linh hoạt hơn thay vì lựa chọn công việc văn phòng với thời khóa biểu lặp lại mỗi ngày - bắt đầu lúc 9h và rời khỏi văn phòng lúc 17h. Khi đã trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu, các freelancer cần được công nhận và coi trọng như những ngành nghề khác. Chúng ta cần có nhiều hành động cụ thể để nhìn nhận đúng mực vai trò của cộng đồng freelancer cũng như giúp họ có được sự tự chủ trong ngành nghề đã chọn”, ông Rahul Shinghal, Giám đốc điều hành PayPal khu vực Đông Nam Á kiêm Trưởng Bộ phận Hỗ trợ khách hàng PayPal khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ.

Theo đại diện PayPal, các website thanh toán trực tuyến đóng vai trò như một công cụ giao dịch cho các freelancer tại khu vực Đông Nam Á, với phương thức thanh toán an toàn và liền mạch. Thông qua các giải pháp thanh toán trực tuyến, các freelancer trong khu vực hiện đang sử dụng nhiều cách thức thanh toán mà vẫn đảm bảo hai yếu tố bảo mật và nhanh chóng trong việc chuyển và nhận tiền.

PayPal và chuyển khoản qua ngân hàng được xem là hai phương thức thanh toán phổ biến cho freelancer ở những thị trường này. Theo đó, 85% chấp nhận thanh toán qua PayPal và 79% chấp nhận chuyển khoản qua ngân hàng. Ngoài Việt Nam, nơi hầu như freelancer chấp nhận chuyển khoản qua ngân hàng (87%), thì PayPal được xem là phương thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi nhất tại Singapore (76%), Indonesia (88%) và Philippines (92%).

Đáng chú ý hơn, các phương pháp thanh toán trực tuyến cũng cung cấp một quy trình thanh toán liền mạch, vượt qua rào cản địa lý giữa các quốc gia Đông Nam Á cũng như thị trường dịch vụ tài chính của khu vực.

Cùng đó, các khách hàng quốc tế ưa chuộng phương thức thanh toán PayPal, chiếm khoảng 76% giao dịch từ nước ngoài. Trong khi đó, chỉ khoảng 30% giao dịch từ nước ngoài được thực hiện qua chuyển khoản ngân hàng. Phương thức chuyển khoản ngân hàng được khách hàng nội địa chuộng hơn.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho các khoản thanh toán trong khu vực, các phương pháp thanh toán trực tuyến cũng đảm bảo rằng các freelancer sẽ nhận được thanh toán dễ dàng và tiện lợi hơn. Gần một nửa số freelancer được khảo sát sử dụng phần mềm lập hóa đơn để phát hành hóa đơn và nhận thanh toán an toàn từ khách hàng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, hơn 85% freelancer được khảo sát cho biết họ ưu tiên rút tiền thông qua PayPal hơn nhờ vào sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng khi giao dịch.

Khi lựa chọn phương thức thanh toán yêu thích, sự an toàn khi giao dịch vẫn là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất với 48%, trong khi sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng khi thực hiện giao dịch chỉ là những yếu tố phụ khi lần lượt chiểm tỉ lệ 40% và 36%.

Có thể bạn quan tâm