Như vậy, tổng số các địa phương tiếp cận mô hình hành chính công qua ứng dụng này đã lên 34 tỉnh thành. Với việc ứng dụng
Đại diện Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Bình và đại diện Zalo kí kết hợp tác
Cụ thể, sau khi nộp hồ sơ, người dân có thể tự tra cứu, nhận thông báo qua ứng dụng Zalo trên điện thoại di động và các thiết bị cá nhân để nắm được các thông tin như: cơ quan đang thụ lý hồ sơ, tình trạng xử lý, ngày nhận kết quả, các loại giấy tờ còn thiếu để chủ động bổ sung, điều chỉnh. Tiện ích này giúp người dân hạn chế công sức đi lại, tiết kiệm thời gian, đặc biệt là với những ai ở xa trung tâm hành chính.
Với đặc thù địa lý, Quảng Ninh được xem là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; còn Quảng Bình là một trong những địa phương có môi trường đầu tư kinh doanh tốt trong 5 năm trở lại đây. Việc ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính, đưa Cổng thông tin điện tử lên ứng dụng Zalo là bước tiến mới, giảm thiểu các khâu thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động tại 2 tỉnh trên, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bà Lê Ngọc Hân – Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh còn cho biết thêm, với ứng dụng này, cơ quan chức năng cũng có thể chủ động và tiết giảm chi phí, thời gian... trong việc đưa các thông tin về chủ trương, chính sách, các thông báo khẩn cấp liên quan đến thiên tai, dịch bệnh, cách hướng dẫn phòng tránh... đến người dân.
Trong tương lai, mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh là xây dựng thành công mô hình thành phố thông minh, lấy người dân làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác hiệu quả các tiện ích trên Zalo, đem tới sự thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Về phía Quảng Bình, tỉnh tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch bằng cách tăng cường những hoạt động cải cách hành chính trong lĩnh vực này. Song song đó, những dịch vụ như đánh giá mức độ hài lòng, gửi thông báo trên kênh “Dịch vụ công tỉnh Quảng Bình” sẽ tiếp tục được triển khai.