Trong đó nếu không có gì thay đổi, ngoại trừ những công việc có mức lương thấp nhất định, tất cả các ngành nghề đều sẽ chứng kiến sự suy giảm chung 10% về số lượng nhân viên.
Kết quả khảo sát được đưa ra vào ngày 27/4 trong một cuộc hội thảo của các chuyên gia về việc làm thế nào để đối phó với sự bùng nổ của AI, Internet of Things (IoT - công nghệ điều khiển mọi thứ thông qua internet) và
Theo đó, một số ngành nghề chỉ đòi hỏi làm việc như khuôn khổ, ít tư duy, như nhân viên bán hàng, thu ngân ở siêu thị hoặc công nhân trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp sẽ là nhóm nghề dễ mất việc nhất.
Ước tính, tới năm tài khóa 2030, robot và AI sẽ thay thế 620.000 nhân viên bán hàng ít kỹ thuật, cũng như 2,62 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực mua sắm, sản xuất.
Từ năm 2015, nghiên cứu của Nomura Research Institute (NRI) đã khẳng định, tính tới 2035, sẽ có một nửa công việc ở Nhật Bản do robot đảm trách. Đây không phải ước tính xa vời, trong điều kiện các ngành công nghiệp trí thông minh nhân tạo phát triển bùng nổ như hiện nay.
Mặc dù một số kết quả gần nhất nói rằng tỷ lệ 49% công việc thuộc về robot là hơi xa vời, nhưng rõ ràng nó là bài toán không nhỏ cho những nước đang đối diện với cuộc khủng hoảng khan hiếm nhân lực như Nhật Bản...
Có thể nói, nỗi lo không đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề (do dân số già) và nguy cơ đẩy một bộ phận dân cư vào tình cảnh thất nghiệp chính là cuộc khủng hoảng hai mặt của bài toán khó với thị trường lao động Nhật Bản.