Chương trình đô thị thông minh tại Singapore được khởi xướng vào ngày 24/11/2014 và được thúc đẩy bởi Cơ quan Phát triển Infocomm Singapore (gọi tắt là IDA).
Theo IDA, một quốc gia thông minh trước hết phải có
Cùng với đó là một loạt các chương trình thông minh được khởi xướng đồng bộ dưới sự chỉ đạo của một văn phòng được chỉ định từ các lãnh đạo Chính phủ.
Là thành phần cốt lõi của Chương trình thông minh, lực lượng thông minh chủ chốt của quốc gia đã được phát triển được xem như cấu trúc xương sống để hỗ trợ cho Chương trình.
Lực lượng này kết nối phổ biến hơn, nhận thức tình huống tốt hơn thông qua thu thập dữ liệu, chia sẻ hiệu quả và truy cập vào nguồn dữ liệu cảm biến, cho phép các tổ chức cộng đồng sử dụng dữ liệu đó để phát triển các chính sách và can thiệp thực tế.
Chính sự quản lý như vậy cho phép Chính phủ có thể dự đoán, tiên lượng được tốt hơn nhu cầu của người dân, từ đó giúp cho việc cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Chương trình thông minh này xuất phát từ tính hợp pháp với hiến pháp của Singapore, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực “Quốc gia Thông minh” theo luật định của Văn phòng Chương trình Quốc gia Thông minh.
Singapore có luật bảo vệ dữ liệu toàn diện - đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2012, quy định Chính phủ thu thập, sử dụng, chăm lo bảo mật cho các dữ liệu cá nhân đó. Ủy ban Bảo vệ Cá nhân Singapore cam kết làm việc chặt chẽ với khu vực tư nhân, hỗ trợ chương trình của Quốc gia thông minh ấy trong hệ thống an ninh mạng trong sạch.
Hướng tới việc đạt được viễn cảnh của Quốc gia thông minh, Chính phủ đã thúc đẩy việc sử dụng các dữ liệu mở. Trong năm 2015, Cục Thống kê đã có một số lượng lớn các dữ liệu có sẵn (trên nhiều chủ đề như giao thông, CNTT-TT, dân số, vv) dành miễn phí cho công chúng tiếp cận nhằm khuyến khích đổi mới và tạo điều kiện cho đạt mục tiêu quốc gia thông minh.
Trước khi có sáng kiến trong chương trình này, Chính phủ đã thông qua các chính sách dữ liệu mở trong năm 2011, cho phép phân tích, nghiên cứu và phát triển ứng dụng các dữ liệu mở.
Khái niệm về viễn cảnh Singapore là một phần của Sáng kiến quốc gia thông minh, đã được phát triển để áp dụng và mô phỏng các giải pháp dựa trên nền tảng ứng dụng phân tích dữ liệu quy mô lớn.
Sáng kiến Quốc gia Thông minh tuân theo các tiêu chuẩn dưới sự giám sát của Hội đồng Tiêu chuẩn Singapore (SSC). Tiêu chuẩn này chỉ định ba loại Internet of Things (IOT) Tiêu chuẩn - tiêu chuẩn mạng cảm biến (TR38 - cho khu vực công cộng & TR40 - cho ngôi nhà), tiêu chuẩn nền tảng IOT (tập hợp chung các hướng dẫn cho các yêu cầu IOT, kiến trúc, thông tin và dịch vụ khả năng tương tác, an ninh, toàn vẹn dữ liệu) và tiêu chuẩn tên miền cụ thể (y tế, di động, cuộc sống đô thị, vv).
Singapore là một phần của Mạng lưới Cảm ứng tiêu chuẩn ISO / IEC JTC 1 / WG7 và ISO / IEC JTC 1 / WG10 Internet of Things (IOT). Nước này tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của ISO, ITU... và trở thành thành viên của nhiều diễn đàn tiêu chuẩn quốc tế, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến Đô thị Thông minh JTC1 / WG9; JTC1 / WG10 ; JTC1 / WG11 - Smart Cities.
Tóm lại, tuy còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng có thể nói Singapore là một trong những quốc gia tiên phong trong ứng dụng giải pháp đô thị thông minh và đạt được nhiều thành tựu.